[wd_asp id=1]
b1

Top 7 chiến dịch Marketing phim xuất sắc nhất

Facebook
LinkedIn
Email

Doanh thu của một bộ phim phụ thuộc vào 2 yếu tố: Chất lượng của phim (chất lượng sản phẩm) và chiến dịch Marketing của phim đó. Có rất nhiều bộ phim xuất sắc về nội dung nhưng doanh thu tại rạp thì ít ỏi, nhưng cũng có nhưng bộ phim đạt được mức lợi nhuận khổng lồ nhờ vào chiến dịch PR độc đáo và hiệu quả. Trong bài viết này, mình sẽ không đi phân tích về các yếu tố chuyên môn của điện ảnh, mà chỉ xét dưới góc nhìn của Marketer để giới thiệu cho mọi người Top 7 chiến dịch Marketing phim xuất sắc nhất. Những bộ phim được nhắc đến đều có một chiến dịch Marketing sáng tạo và hiệu quả, mang lại doanh thu khủng gấp nhiều lần chi phí sản xuất. Xin lưu ý, số thứ tự trong danh sách dưới đây mang tính chất liệt kê, vì mỗi chiến dịch Marketing đều có những sự độc đáo nhất định mà khó có thể so sánh được.

Khám phá các Chiến lược tăng trưởng mới

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Hãy đăng ký ngay để nhận 01 kế hoạch Marketing chuyên nghiệp, giúp bạn định hướng chiến lược của mình trong 1 năm tiếp theo!

1. DEADPOOL (2016)

Điểm nổi bật: Tung hàng loạt clip ngắn của Deadpool lên mạng xã hội. Tận dụng tối đa hình ảnh của ngôi sao Ryan Reynolds.

Chiến dịch mở đầu trên trang Twitter của diễn viên chính Ryan Reynolds – với hình ảnh một gã lính đánh thuê tạo dáng quyến rũ đến lầy lộ bên cạnh lò sưởi. Đồng thời, Fox lập 1 tài khoản mang tên Deadpool và gây bão cộng đồng Twitter với những hình ảnh cập nhật theo sự kiện như Valentine, Ngày của Mẹ…

Đến tháng 8/2015, Fox tung ra trailer của Deadpool nhằm gây kích thích cho người xem. Trailer gói gọn toàn bộ hình ảnh của siêu anh hùng phản diện: bộ não “chập cheng”, hài hước đến mức “lầy lội” và kì quái, gây tò mò cho người xem, bên cạnh đó không thiếu những pha hành động mãn nhãn, đặc sản của Marvel. Để đẩy sự tò mò của fan cuồng lên đến đỉnh điểm, Fox cho ra đời thêm hàng loạt đoạn video ngắn ngủi và không liên quan gì đến nhau: 1 trailer Deadpool thông báo…ngày mai sẽ có trailer chính thức, 1 clip Deadpool nhắc nhở phụ nữ phải kiểm tra ung thư vú thường xuyên, 1 clip Deadpool đi chơi xích đu với 1 nhóm trẻ con đóng giả X-men….

Kết quả: Với chi phí sản xuất phim chỉ 58 triệu đô la, Deadpool đã thu về 785 triệu đô la tại phòng vé và trở thành bộ phim xếp hạng R có doanh thu cao nhất mọi thời đại.

Bạn sẵn sàng để cải thiện chiến lược Marketing của mình?

Đăng ký ngay để nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành

2. CLOVERFIELD (2008)

Điểm nổi bật: Tung một trailer chả có thông tin gì rồi để khán giả tự đồn thổi về cốt truyện của phim

Chiến dịch marketing của Cloverfield xuất sắc vì nó không tiết lộ gì cả. Trailer đầu tiên của phim xuất hiện bất ngờ trước các buổi chiếu của phim Transformers, không tiết lộ cả tên phim hay bất kỳ chi tiết cốt truyện nào ngoài một đoạn video footage trong như kiểu tự quay thật. Nội dung của trailer là một nhóm người đang tham dự buổi tiệc rồi thảm họa ập đến và kết thúc trong tiếng la hét. Điều này khiến người hâm mộ tự hỏi nội dung bộ phim này là gì, và rồi họ ra rạp vì sự tò mò.

Kết quả: Một tác phẩm tiên phong về loại hình quảng cáo xây dựng hype bí ẩn này, Cloverfield đã trở thành một siêu phẩm. Bộ phim thu về 170,8 triệu đô la so với ngân sách chỉ 25 triệu đô la và tạo ra một vũ trụ phim khoa học viễn tưởng liên kết chủ yếu bởi quảng cáo truyền thông, nhưng không có bộ phim nào thành công như bản gốc.

3. INCEPTION (2010)

Điểm nổi bật: Tạo ra một trò chơi giải đố trực tuyến tên là Mind Crime, khi hoàn thành nó sẽ xem được trailer phim

Tìm hiểu cách tăng trưởng dài hạn với kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Đăng ký nhận kế hoạch miễn phí!

Hãng Warner Bros đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí marketing nhờ tên tuổi của đạo diễn C. Nolan. Vị đạo diễn người Anh nổi tiếng với thể loại phim hack não cho nên trong chiến dịch quảng bá, nhà sản xuất đã dùng những keyword như phim hack não nhất để lôi kéo sự chú ý của khán giả. Để tăng thêm sự tò mò, nhà sản xuất đạo tạo một trò chơi giải đố trực tuyến là Mind Crime để khán giả có thể vào chơi thử. Sau khi hoàn thành 2 màn chơi, khán giả sẽ xem được 2 trailer phim khác nhau.

Kết quả: Với chi phí sản xuất phim 160 triệu đô la, Inception đã thu về 836 triệu đô la tại phòng vé, gấp 5 lần!

<script charset=”utf-8″ type=”text/javascript” src=”//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js”></script> <script> hbspt.forms.create({ region: “na1”, portalId: “22620991”, formId: “b30f2942-780b-4ebf-9175-45861d4927aa” }); </script>

4. SQUID GAME (2021)

Điểm nổi bật: Viral nhờ sức mạnh của Tik Tok

Squid Game đã khéo léo sử dụng hình thức Viral Marketing (Marketing lan truyền) trong chiến dịch truyền thông của mình. Ngay từ khi mới phát sóng, bộ phim đã khiến người xem đua nhau bước vào cuộc chiến tranh luận: Ai đúng? Ai sai? Ai đáng lẽ ra phải chết? Tại sao họ phải làm vậy?…

Tiếp nối là hàng loạt các chủ đề thảo luận, tranh cãi về bối cảnh, luật chơi, các diễn viên – nhân vật người chơi… Hay như bây giờ khi bạn lướt các trang mạng xã hội – TikTok hay Facebook sẽ không khó để bắt gặp những video thử thách làm Dalgona Candy hay hình ảnh  của con búp bê xoay đầu khổng lồ trong bộ phim. Ước tính có hơn 14 tỷ video với hashtag #SquidGame xuất hiện trên Tiktok trong vòng 1 tháng sau khi phim ra mắt

Đăng ký ngay để

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành của bạn!

Kết quả: Do đây là phim phát hành trên Netflix nên không có con số doanh thu cụ thể như phim chiếu rạp. Tuy nhiên theo báo cáo của Bloomberg, Netflix đã chi 21,4 triệu USD cho loạt phim. Sau khoảng 1 tháng công chiếu, nền tảng này ước tính loạt phim sẽ mang lại “giá trị tác động” khoảng 891 triệu USD – tức là gấp khoảng 40 lần.

5. THE DARK KNIGHT (2008)

Điểm nổi bật: Tạo ra một thành phố Gotham ảo trên internet, với các tờ báo và chiến dịch tranh cử của công tố Harvey Dent.

Các nhân vật anh hùng của DC Comics thường cứu thế giới trong các thành phố hư cấu như Metropolis. Nhưng để quảng bá bộ phim Batman thứ hai của Christopher Nolan, công ty trò chơi thực tế ảo 42 Entertainment đã làm cho khán giả tin rằng Gotham có thực. Bằng cách sử dụng các trang web như WhySoSerious.com, các tờ báo giả của Gotham với những vụ án giả tưởng và tờ rơi của chiến dịch của Harvey Dent, 42 Entertainment đã khiến người hâm mộ trên khắp nước Mĩ đi tìm kiếm thông tin về Gotham. Tại Comic-Con ở San Diego, người hâm mộ tìm thấy phần thưởng đầu tiên là hình ảnh của nhân vật Joker trong bộ phim. Điều này đã làm người hâm mộ tò mò về nội dung phim, và cho phép họ trải nghiệm như chính Batman, thám tử điều tra về Joker. Thêm vào đó là thảm họa của cái chết đột ngột của Heath Ledger trước khi bộ phim ra mắt, trước sự xuất sắc của anh trong vai Joker, càng làm cho người hâm mộ kì vọng.

Kết quả: Với chi phí 185 triệu đô la, phim thu về được hơn 1 tỷ đô la và trở thành phim siêu anh hùng có doanh thu lớn nhất của DC.

6. PARANORMAL ACTIVITY (2007) 

Điểm nổi bật: Khán giả muốn xem phim phải bình chọn trên một trang web, nếu đủ số lượng yêu cầu thì Paramount mới chiếu tại thành phố đó.

nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth

Dành riêng cho bạn

Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Paranormal Activity là một phim kinh dị chi phí thấp, với nội dung về những đoạn camera quay trong phòng ngủ. Đội ngũ Marketing đã có những ý tưởng rất sáng tạo để  quảng bá cho phim này. Trailer được phát hành với cảnh quay đêm với camera hồng ngoại khiến cho khán giả xem phim sợ hãi nhưng kích thích, họ càng tò mò để ra rạp trải nghiệm. Ngoài ra khán giả muốn xem phim phải bình chọn trên một trang web, hy vọng rằng sẽ có đủ số lượng yêu cầu của fan để Paramount đưa bộ phim đến thành phố hoặc thị trấn của họ. Khán giả thường phải rủ bạn bè đến để có thể đủ số lượng yêu cầu.

Kết quả: Paranormal Activity chỉ tốn 15 ngàn đô la để sản xuất, nhưng đã thu về hơn 193 triệu đô la tại phòng vé, tức là gấp 28950 lần. Nó là bộ phim có lợi nhuận  theo tỉ lệ cao nhất trong lịch sử điện ảnh.

7. THE BLAIR WITCH PROJECT (1999)

Điểm nổi bật: Ông tổ ngành content bẩn – làm khán giả nghĩ các vụ mất tích trong phim là có thật.

Nếu không có chiến dịch quảng cáo của The Blair Witch Project, chúng ta sẽ không có Cloverfield, Inception và thậm chí không có chiến dịch quảng cáo phim marketing truyền miệng ngày nay. Trong những ngày đầu của internet, đội ngũ trực tuyến của Artisan Entertainment đã tạo ra một trang web và chiến dịch tuyên truyền xung quanh việc khẳng định câu chuyện về Blair Witch là có thật. Có các cuộc phỏng vấn với cha mẹ của những nhân vật “mất tích” và các câu chuyện phía sau từ các nhà điều tra cố gắng giải quyết câu chuyện “có thật” này. Ở ngoài đời, các poster “mất tích” xuất hiện tại các trường đại học và các liên hoan phim. Nhờ vào tất cả các chiến dịch marketing, người ta nghĩ rằng The Blair Witch Project không chỉ là một bộ phim kinh dị độc lập với kinh phí thấp – nó là một bí ẩn thực sự đang diễn ra. Ngày nay, khán giả và người dùng internet đã trở nên thông minh hơn với các phương tiện truyền thông, vì vậy có lẽ chiến tích này có lẽ sẽ không được lặp lại. Nhưng The Blair Witch Project chắc chắn sẽ là ví dụ hoàn hảo cho một chiến dịch marketing xuất sắc cho cả ngành công nghiệp điện ảnh.

Kết quả: The Blair Witch Project đã kiếm được 248 triệu đô la, gấp hơn 4.000 lần ngân sách để làm phim. Đây cũng được xem là chiến dịch Marketing phim xuất sắc nhất mọi thời đại.

Xem thêm bài viết 6 bài học từ chiến lược Marketing của Netflix của mìnhtại đây

Hướng dẫn Marketing nhà hàng

Marketing nhà hàng không chỉ dừng lại ở việc quảng bá món ăn ngon hay dịch vụ tốt mà còn phải tạo dựng một chiến

Xem thêm
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux