black-and-yellow-digital-marketing-facebook-cover-qxj9Mi

Nên bắt đầu học Digital Marketing từ đâu?

Facebook
LinkedIn
Email

05 Bước Tự Học Marketing cho người mới bắt đầu

Bước 1: Trang bị tư duy tổng quan về Digital Marketing

1.Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là hình thức quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm/dịch vụ nhằm tăng nhận thức về sản phẩm và thương hiệu, kích thích hành vi mua hàng trên nền tảng internet và kỹ thuật số

2. Tầm quan trọng của Digital Marketing

Trong thời đại kỹ thuật số, việc người người nhà nhà dùng mạng xã hội internet để kết nối, buôn bán, giao dịch, Digital Marketing trở thành quân bài chủ chốt cho ngành Marketing nói chung. Ngày này Digital Marketing trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong các chiến lược quảng cáo cho các cá nhân, tổ chức, cũng như các thương hiệu bởi: tính tiện dụng, nhanh chóng và có tính lan tỏa cao. Digital Marketing giúp khách hàng nhanh chóng đạt được tương tác cao và dễ dàng xác định phân khúc khách hàng.

3. Làm Digital Marketing cần có kỹ năng gì?

Kỹ năng SEO

Có thể thấy khi các nền tảng xã hội trở nên phổ biến, việc cạnh tranh trên thị trường online ngày một khốc liệt mà giá chạy quảng cáo thì ngày càng tăng cao, thì giải pháp mà các thương hiệu đang hướng tới chính là SEO (tối ưu  hóa công cụ tìm kiếm). Hiểu cách SEO hoạt động và ảnh hưởng đến mục tiêu chung sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng còn lại của team Digital mà không cảm thấy lạc lõng hay ở nhầm chỗ.

Kỹ năng viết

Trong nghề Digital Marketing, bạn cần thành thạo kỹ năng viết mẫu quảng cáo để truyền đạt nội dung, thông điệp đúng đắn đến khán giả của bạn. Ngoài ra việc làm quen với các kỹ thuật để tìm các từ khóa có lợi ích cho bài viết của bạn và ít cạnh tranh là vô cùng cần thiết.

Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo

Trong thời đại chuyển đổi số, mọi thứ không ngừng thay đổi và hiện đại hơn, việc sáng tạo là hết sức cần thiết. Bạn thực sự cần có những suy nghĩ thấu đáo và sáng tạo ra những bản thiết kế phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ bạn đang làm và đặc biệt cần có tính thời đại. Nếu không cập nhật các “ trend mới và sáng tạo thì bạn sẽ dần bị thụt lùi sau các thế hệ .

Kỹ năng phân tích dữ liệu ( Data Analysis)

Chúng ta cần trang bị cho mình các kiến thức về phân tích dữ liệu. Các nhà tiếp thị nên biết về ý nghĩa của các con số và số liệu trên trang tính của mình đề đưa ra các định hướng, quyết định cũng như giải pháp cho dự án của mình được trơn tru và hoàn hảo.

Kỹ năng Social Media Marketing

Trong thời đại phát triển của công nghệ ngày này, theo phần lớn thống kê thì đa số các thế hệ sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, instagram,… vào thời gian rảnh. Nắm bắt được sở thích, thói quen của người dùng, là người làm Digital Marketing, bạn không thể bỏ qua cơ hội này để tìm kiếm và lựa chọn khách hàng tiềm năng cho mình. 

Kỹ năng thiết kế cơ bản

Ngoài việc việt các nội dung lên nền tảng mạng xã hội, việc thiết kế các hình ảnh cũng là điều cần thiết để dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội. Ngày nay trong các chiến dịch quảng cáo ta không khó bắt gặp các hình ảnh thậm chí là video được thiết kế khéo léo và tỉ mì nhằm mục đích thu hút sự chú ý tới khách hàng.

4. Các công cụ hay dùng trong Digital Marketing

Sau khi hiểu và có kiến thức cơ bản, tổng quan về Digital Marketing, chungs ta cần tìm hiểu về các công cụ được dùng phổ biến trong Digital Marketing: 

  • Website/ Landing page/ Blog,…
  • SEO ( Search Engine Optimization): tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm
  • SEM (Social Engine Marketing): Tiếp thị đến các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Ads
  • Pay-per-Click: trả tiền cho mỗi lần nhấp 
  • Content Marketing: quảng cáo bằng việc viết nội dung
  • Email Marketing: tiếp thị tới người dùng bằng email
  • Mobile Marketing: Mobile application, SMS, Location based
  • Marketing Analytics
  • Web analytics: phân tích website của bạn 

Bước 2: Chọn 01 mảng phù hợp và học chuyên sâu về nó

Ngành Marketing có rất nhiều mảng quan trọng cần làm, vậy việc của chúng ta trước tiên là tự tìm cho mình một mảng thực sự cảm thầy phù hợp để học hỏi một cách bài bản và chuyên sâu. Dưới đây là một số mảng thông dụng và quan trọng không thể bỏ qua của Digital Marketing.

SEO

Chuyên viên  SEO ( SEO Specialist) sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động SEO như xây dựng chiến lược nội dung, chiến lược từ khóa và link building để tăng thứ hạng công ty trên các trang tìm kiếm chính.

Các công việc chính bao gồm:

  • Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách hàng và đối thủ để xây dựng chiến lược SEO
  • Hợp tác với bộ phận Kỹ thuật để xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO (hoặc Đưa ra các đề xuất thay đổi nhằm cải thiện SEO cho website)
  • Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho SEO
  • Hợp tác với bộ phận Nội dung của phòng Marketing hoặc quản lý đội ngũ freelancers để xây dựng content chuẩn SEO cho website
  • Xây dựng và triển khai chiến lược link building
  • Quản lý chi phí của chiến dịch dựa vào ngân sách và dự tính chi phí hàng tháng
  • Liên tục theo dõi, phân tích và tối ưu hiệu quả SEO  
  • Báo cáo hiệu quả SEO trực tiếp cho trưởng phòng Marketing

Social Media

Chuyên viên Social Media (Social Media Specialist) có nhiệm vụ quản lý các công cụ mạng xã hội của công ty, có trách nhiệm đăng bài hàng ngày trên các mạng xã hội khác nhau, quản lý lịch đăng bài tương tự như lịch biên tập của các Content Creator.

Chiến lược cho mỗi mạng xã hội có thể khác nhau tùy thuộc vào khán giả của bạn và nội dung họ quan tâm. Họ cũng là những người kiểm duyệt, quản lý nền tảng xã hội nơi khách hàng của bạn thường xuyên “lui tới”. Đây có thể là các trang trên Facebook, cũng có thể là phần bình luận blog của bạn hoặc các trang web diễn đàn cộng đồng do công ty của bạn điều hành. Họ thường trả lời các câu hỏi, thắc mắc, tiếp thu đóng góp của khách hàng và giảm thiểu bình luận tiêu cực.

Chuyên viên Marketing (Marketing Specialist)

Vị trí này có trách nhiệm thiết kế và tạo ra các chiến dịch Marketing hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Họ chịu trách nhiệm nghiên cứu xu hướng Marketing hiện tại và xác định loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào được người tiêu dùng yêu cầu. Tại một số doanh nghiệp, chuyên viên Marketing còn phát triển các bản thuyết trình cho Sales và chuẩn bị các báo cáo dựa trên thông tin được thu thập như xu hướng tiếp thị, cạnh tranh, sản phẩm mới và giá cả. Nếu mới ra trường, bạn có thể chọn vị trí này để có thể hiểu được tổng quan Marketing là gì và văn hóa doanh nghiệp của bạn.

Nhân viên sáng tạo nội dung (Content  Creator/ Strategist/ Content Marketing)

Content Marketing không chỉ gồm những bài đăng trên blog của trang web công ty, chúng bao gồm tất cả nội dung bạn có thể xuất bản trên mọi phương tiện có thể. Content Marketing cung cấp nội dung và đảm bảo doanh nghiệp đang kết nối với đúng người đọc mà bạn có thể chuyển đổi thành khách hàng .

Cách phân chia vị trí và công việc trong 1 team Content Marketing cũng tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Ví dụ nếu phân theo cấp bậc, Content Creator đảm nhiệm vai trò là “cây bút” chính của doanh nghiệp, Content Strategist lên chiến lược nội dung chịu trách nhiệm xác định chủ đề biên tập cốt lõi và kết hợp SEO trong mỗi bài đăng. Sau đó, Content Marketing Manager có thể giám sát lịch biên tập và nội dung thành Newsletter phù hợp cho khách hàng, giúp doanh nghiệp tạo danh sách khách hàng tiềm năng dựa trên nội dung của Content Creator.

Nhân viên nghiên cứu thị trường (Marketing Research Analyst)

Chuyên viên phân tích chịu trách nhiệm phân tích các chiến dịch tiếp thị của một tổ chức. Họ nghiên cứu và đánh giá xu hướng thị trường, và báo cáo những phát hiện của họ cho nhóm Marketing. Ngoài ra, họ thu thập thông tin và kiểm tra xu hướng mua để giúp tạo kế hoạch Marketing phù hợp nhất cho công ty. Mục tiêu chính của Nhà phân tích/nghiên cứu thị trường là xác định sản phẩm hoặc dịch vụ nào cần bán và cách bán chúng.

Bước 3: Thực Hành – Trau dồi kinh nghiệm

Có câu nói “ Ra trận mới biết cách đánh trận”, nếu chỉ học lý thuyết mà không thực hành thì mọi kiến thức lý thuyết của bạn sẽ mai một theo thời gian. Chỉ có thực hạnh mới có thể giúp chúng ta trau dồi, phát huy điểm mạnh, tìm ra điểm yếu. Sau khi đã chọn cho mình được 1 mảng phù hợp thì  bước tiếp theo là thực hành, tiếp xúc với nó mỗi ngày. 

Một trong những cách thực hành đơn giản nhất cho người mới bắt đầu là đi thực tập tại các công ty có hoạt động mạnh về truyền thông và Marketing. Hãy apply vào những vị trí mà bạn mong muốn để học tập cũng như trau dồi kỹ năng trong quá trình thực tập. Khi được thực tập trong môi trường chuyên nghiệp chúng ta sẽ được đào tạo bài bản và được học hỏi từ những người đi trước trong công ty.

Cách khác, nếu bạn là người muốn tự học và không muốn thực tập cho các công ty. Lấy ví dụ bạn muốn trở thành một SEO Specialist, bạn có thể bắt đầu bằng việc xây dựng website riêng cho mình, luyện tập các kỹ năng viết, tìm hiểu thêm về các mảng của SEO như nghiên cứu từ khoá, audit hình ảnh, video, website, học cách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tối ưu onpage, tối ưu offpage, tối ưu cấu trúc w. Hoặc bạn muốn trở thành một Content Creator? Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin, lên ý tưởng viết bài, design hình ảnh và chia sẻ bài viết lên các nền tảng để thu hút users. 

Bước 4:  Mở rộng học thêm mảng khác 

Giỏi vượt trội ở 1 mảng là điều rất tốt, tuy nhiên bạn không nên chỉ chuyên sâu vào 1 mảng duy nhất, điều đó sẽ không giúp bạn đi xa được trên lĩnh vực này. Trong thế giới Marketing, các mảng đa số đều có liên quan ít nhiều tới nhau, vậy nên lời khuyên là bạn nên giỏi chuyên môn về một lĩnh vực sau đó thử sức mình thêm 2-3 mảng khác có sự tương đồng. Việc trang bị nhiều kiến thức sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đào sâu hơn trong lĩnh vực bạn đang lựa chọn

Trong thời đại kỹ thuật số, việc người người nhà nhà dùng mạng xã hội internet để kết nối, buôn bán, giao dịch, Digital Marketing trở thành quân bài chủ chốt cho ngành Marketing nói chung. Ngày này Digital Marketing trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong các chiến lược quảng cáo cho các cá nhân, tổ chức, cũng như các thương hiệu bởi: tính tiện dụng, nhanh chóng và có tính lan tỏa cao. Digital Marketing giúp khách hàng nhanh chóng đạt được tương tác cao và dễ dàng xác định phân khúc khách hàng.

Bước 5: Tổng hợp tài liệu, các kênh học tập

1.Kênh online

Blog:

Blog là kênh thông tin chủ yếu để bạn có thể tự học trực tuyến. Khi muốn chia sẻ các vấn đề, mọi người thường có xu hướng muốn viết nhiều hơn quay video hay ghi âm lại. Bởi vậy, blog trở nên phổ biến và cung cấp khối lượng kiến thức vô cùng lớn. Bên cạnh blog cá nhân thì website của các tổ chức/công ty hoạt động về marketing cũng là nguồn tài liệu học tập hữu ích.

Video:

Video là cách mà những người muốn truyền tải kiến thức muốn chia sẻ trọn vẹn nhất. Bởi trong video, người chia sẻ sẽ giúp người xem hiểu được vấn đề nhanh chóng thông qua giọng nói và ngôn ngữ cơ thể. Hiện nay có rất nhiều nền tảng video giúp người muốn chia sẻ có thể đưa video của mình lên như Youtube, Facebook,… Những nơi đó chính là chỗ mà chúng ta khai thác và học kiến thức marketing từ video.

Podcast:

Có nhiều người muốn chia sẻ kiến thức của họ nhưng lại không muốn làm video, không tự tin đứng trước máy quay hoặc không muốn đưa hình ảnh bản thân vào video. Hay đơn giản là họ giúp cho khán giả có thể theo dõi kiến thức mà chỉ cần nghe (không cần phải xem hay đọc). Họ xuất bản kiến thức bằng việc ghi âm lại rồi đưa lên internet dưới dạng âm thanh.

Một số nền tảng phổ biến mà mọi người thường sử dụng để đưa podcast lên đó là Spotify, Stitcher, Soundcloud, iTunes.

Khóa học trực tuyến:

Nhiều khóa học trực tuyến hữu ích miễn phí/chi phí thấp cũng là một lựa chọn hợp lý nếu bạn không có thời gian tham gia các lớp học tại trung tâm, trường học.

Diễn đàn và mạng xã hội:

Diễn đàn và mạng xã hội là nơi bạn có thể tương tác và học hỏi với hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người từ các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến. Khi tham gia vào các hội, nhóm thảo luận này, bạn sẽ thấy vô số lối suy nghĩ khác nhau, nhiều kiến thức hữu ích và cả những tình huống thực tế mà mọi người chia sẻ.

2.Kênh offline

Sách/ Ebook:

Sách là “phương tiện” quen thuộc với tất cả mọi người. Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Việc đọc sách là một cách cơ bản nhưng mang lại hiệu quả cao giúp bạn trang bị các kiến thức về nền tảng Digital 

Trên thị trường có rất nhiều tác giả viết sách liên quan tới marketing. Người viết hay cũng có, viết kiến thức lệch lạc cũng có và viết “chỉ để lấy danh” cũng không ít. Lựa chọn được cuốn sách phù hợp, có kiến thức đúng đôi khi cũng là một công việc không hề dễ dàng. Lời khuyên tốt là nên hỏi những người đi trước, nhiều kinh nghiệm để họ giới thiệu cho bạn. Dưới đây là một số cuốn sách bạn có thể tham khảo:

  • Branding 4.0
  • Marketing Big Data
  • Marketing từ chiến lược đến thực thi
  • Tiếp thị số từ A đến Z
  • Hiệu ứng lan truyền ( Jonah Berger)
  • Case study: Content hay nói thay nước bọt

Sự kiện:

Thứ nhất, sự kiện giúp bạn bổ sung thêm kiến thức chưa biết, chưa hiểu sâu hoặc đôi khi là một góc nhìn khác về chuyên môn.

Thứ hai, sự kiện giúp bạn có môi trường tốt để chủ động tạo mối quan hệ với đồng nghiệp trong ngành, xây dựng mạng lưới cho bản thân.Có một số hình thức sự kiện ngoại tuyến là:

  • Coffee talk: là một buổi trò chuyện thân mật giữa một nhóm người về chuyên ngành, quy mô nhỏ hơn seminar và workshop.
  • Seminar (nói chuyện chuyên đề): là một buổi nói chuyện chuyên đề, thường chỉ tập trung vào một chủ đề cụ thể nào đó. Một seminar thường có khoảng từ vài chục người đến hàng trăm người. Hình thức thường là một diễn giả (có thể nhiều hơn) nói chuyện và sau đó thảo luận, hỏi đáp.
  • Workshop (hội thảo thực hành): là một cuộc họp nhỏ hơn và không quá chuyên sâu về kiến thức theo một chủ đề như seminar. Thông thường, một workshop có khoảng vài chục người trở xuống. Trong workshop có thực hành và bài tập, còn trong seminar thì không. Workshop có thể có chuyên gia hướng dẫn hoặc không, khi đó những người tham gia cùng nhau giải quyết một vấn đề.

Plan Marketing

Đề xuất Video File figma Mục tiêu GROWTH 3 tháng tới Tăng 30% Page View sau 3 tháng Đo lường hiệu quả chuyển đổi lượt

Xem thêm

Kế hoạch marketing B2B

Thông tin công ty Tên công ty: Công ty Nam Sơn Tên sản phẩm: Máy khắc Laser, Máy cắt Laser, Máy hàn Laser, Máy làm

Xem thêm

Case Study Opal

OPAL TĂNG 30% MỤC TIÊU BẰNG GROWTH MARKETING Chúng tôi đã hợp tác với OPAL để tạo ra một chiến lược Digital Marketing toàn diện. Tháng 1:

Xem thêm
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux