Top 10 công thức tính KPI

Top 10 Công Thức Tính KPIs Mà Người Làm Marketing Nên Biết

Facebook
LinkedIn
Email

KPI (viết tắt của Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động. KPI thường được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc bộ phận của doanh nghiệp. Hãy cùng TVG Agency tìm hiểu các công thức tính KPI mà các bạn cần biết.

Khi doanh nghiệp của bạn thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau trên nhiều nền tảng thường sẽ tốn rất nhiều ngân sách. Vì vậy, chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs) của các chiến dịch Marketing là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để tìm ra công thức tính KPI là băn khoăn của rất nhiều marketers. Đừng lo lắng, vì bài viết sau đây là những công thức tính KPI quan trọng mà người làm Marketing nên biết : 

1. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Tỷ lệ chuyển đổi là KPIs đo lường số lượng khách hàng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự. Đây là chỉ số giúp đánh giá tần suất khách hàng chuyển đổi từ việc tiếp cận sản phẩm đến việc mua hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi là:

Tỷ lệ chuyển đổi = (Tổng số khách hàng mới / Số lượng khách hàng truy cập trang web hoặc xem sản phẩm) x 100%.

Ví dụ: nếu một trang web thương mại điện tử nhận được 200 khách hàng truy cập trong một tháng và có 50 sản phẩm bán ra. Tỷ lệ chuyển đổi = ( 50 : 200 ) * 100% = 25%.

Đăng ký ngay để

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành của bạn!

2. Tỉ lệ click-through rate (CTR)

Chỉ số này cho thấy tỷ lệ khách hàng nhấp hay click  chuột vào liên kết trong chiến dịch quảng cáo. Có thể dùng tỷ lệ nhấp (CTR) để đánh giá mức độ hiệu quả của các từ khóa và quảng cáo, cũng như trang thông tin miễn phí.

Tỷ lệ Click-through rate

Công thức tính CTR như sau:

CTR = (Số lần nhấp chuột vào liên kết  / Số lần quảng cáo được hiển thị) x 100%

Ví dụ, nếu quảng cáo của bạn được hiển thị 10.000 lần và có 100 lượt nhấp chuột, CTR của bạn sẽ là: CTR = (100 / 10,000) x 100% = 1%

3. Tỷ lệ mở Email (Email Open Rate)

Là chỉ số đo lường tỷ lệ khách hàng mở Email được gửi bởi doanh nghiệp trong chiến dịch Email Marketing. Để tăng Tỷ lệ mở Email của bạn, bạn nên tối ưu hóa tiêu đề và nội dung email của mình để thu hút sự chú ý của người nhận. 

Tỷ lệ mở Email

Công thức tính Tỷ lệ mở Email là:

EOR = (Số lần email được mở / Số lần email được gửi đi thành công) x 100%

Ví dụ, nếu bạn đã gửi thành công 1.000 email và 200 email được mở, Tỷ lệ mở Email của bạn sẽ là: Tỷ lệ mở Email = (200 / 1.000) x 100% = 20%

4. Landing Page Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi trang đích)

Đây là một KPIs quan trọng trong marketing số hóa. Là tỷ lệ số lượt truy cập đến trang landing page và hoàn thành một hành động nhất định, ví dụ như đăng ký, mua hàng hoặc tải xuống. 

Tỷ lệ chuyển đổi trang đích

Công thức tính Landing Page Conversion Rate như sau:

Landing Page Conversion Rate = (Số lượng người hoàn thành hành động / Tổng số lượt truy cập) x 100%

Ví dụ: Nếu trong một tuần, trang landing page của bạn có 1000 lượt truy cập và trong đó có 100 người hoàn thành một hành động nhất định, thì

Landing Page Conversion Rate = (100 / 1000) x 100% = 10%.

nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth

Dành riêng cho bạn

Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

5. Cost per Click (CPC)

CPC là chi phí trung bình mà bạn phải trả cho mỗi lượt nhấp chuột trên quảng cáo. Khác với CPM bạn cần trả tiền khi quảng cáo xuất hiện mỗi 1000 lần, CPC chỉ tính khi khách hàng click chuột vào, nghĩa là khách hàng đã có sự quan tâm nhất định đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

Cost per Click

Công thức tính CPC như sau:

CPC = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượt nhấp chuột trên quảng cáo

Ví dụ, nếu bạn đã chi 10 triệu đồng cho chiến dịch quảng cáo và có 1.000 lượt nhấp chuột trên quảng cáo của bạn, CPC của bạn sẽ là:

CPC = 10,000,000 / 1,000 = 10,000 đồng/lượt nhấp chuột

6. Customer Lifetime Value (Giá trị vòng đời mỗi khách hàng)

Là thước đo doanh thu trung bình của khách hàng được tạo ra trong toàn bộ tương tác của họ với doanh nghiệp. Việc tính toán CLV giúp doanh nghiệp hiểu được giá trị thực sự của khách hàng và có thể đưa ra chiến lược phù hợp để tăng cường tương tác và tăng doanh số từ khách hàng hiện có.

Giá trị vòng đời mỗi khách hàng

Công thức tính CLV như sau:

CLV =  Giá trị khách hàng x Vòng đời trung bình của khách hàng. 

Trong đó : 

  • Giá trị khách hàng = Giá trị mua hàng trung bình x Tần suất mua hàng trung bình. 
  • Vòng đời trung bình của  khách hàng : là tổng giá trị mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt thời gian khách hàng tương tác với doanh nghiệp.

Ví dụ, nếu giá trị trung bình của một đơn hàng (AOV) là 500.000 đồng, tần suất mua hàng của khách hàng trong một năm (F) là 3 lần/năm, và giá trị vòng đời khách hàng (LTV) là 10.000.000 đồng, CLV của khách hàng sẽ là:

CLV = (10,000,000 x 500,000) x 3 = 15,000,000,000 đồng

Tìm hiểu cách tăng trưởng dài hạn với kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Đăng ký nhận kế hoạch miễn phí!

7. Cost Per Lead  (Giá trị của khách hàng tiềm năng)

Hiểu một cách đơn giản thì Cost Per Lead là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Trong quảng cáo, CPL thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội và Google Ads. 

Giá trị của khách hàng tiềm năng

Công thức tính CPL như sau: 

CPL = Tổng chi phí / Số lượng khách hàng tiềm năng

Ví dụ : Nếu bạn sử dụng 500$ trong 1 chiến dịch quảng cáo (Cost) trong thời gian 1 tháng và bạn đạt được tổng cộng 10 chuyển đổi (Leads) trong cùng thời gian đó, CPL = Cost/Leads = 500/10 = 50$

8. Tỷ lệ từ chối (Bounce Rate)

Là phần trăm số lượng người truy cập vào website của bạn sau đó họ rời đi ngay mà không nhấn vào bất kỳ nội dung nào khác. Chỉ số này góp phần nói lên hiệu quả chiến dịch Digital Marketing cũng như ảnh hưởng đến kết quả SEO.

Tỷ lệ từ chối

Công thức tính tỷ lệ từ chối như sau:

BR = (Số lượng lượt truy cập chỉ xem một trang / Tổng số lượt truy cập) x 100%

Ví dụ, Tỷ lệ từ chối của một website là 80%. Nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào website, có đến 80 lượt  là rời đi, chỉ có 20 lượt xem thêm nội dung khác.

Khám phá các Chiến lược tăng trưởng mới

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Hãy đăng ký ngay để nhận 01 kế hoạch Marketing chuyên nghiệp, giúp bạn định hướng chiến lược của mình trong 1 năm tiếp theo!

9. Organic Traffic 

Là lượng truy cập website đến từ tìm kiếm tự nhiên của người dùng thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… mà không phải trả bất kỳ chi phí quảng cáo nào. 

Organic Traffic

Công thức tính organic traffic như sau:

Organic Traffic = Tổng số lượt truy cập vào trang web – Lượt truy cập từ các nguồn trả tiền (paid traffic)

Để tính toán organic traffic, bạn cần biết tổng số lượt truy cập vào trang web của bạn và lượt truy cập từ các nguồn trả tiền. Bạn có thể sử dụng Google Analytics để xác định tổng số lượt truy cập vào trang web của bạn và các nguồn traffic khác nhau.

Ví dụ, trong Google Analytics, chọn Acquisition > All Traffic > Channels > Organic Search. Bạn sẽ thấy số liệu về lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trong một khoảng thời gian nhất định.

10.Average Order Value – AOV (Giá trị trung bình trên một đơn hàng)

Đây là chỉ số đo lường số tiền trung bình mỗi khách hàng đã sử dụng trong một lần mua hàng. Giá trị trung bình bình một đơn hàng sẽ không kèm theo những chi phí phát sinh khác trong quá trình kinh doanh như chi phí marketing, nhân sự,…

Average Order Value

Công thức tính AOV như sau : 

AOV = Tổng doanh thu trong kỳ / Số lượng đơn hàng trong kỳ 

Ví dụ, tổng doanh thu bán hàng trong tháng 1 thông qua website của doanh nghiệp là 180 triệu. Tổng số đơn hàng phát sinh là 1200 đơn hàng. 

Vậy giá trị đặt hàng trung bình trong tháng 10 là 180.000.000/350 = 150.000 đ.

TỔNG KẾT


Trên đây là 10+ công thức tính KPIs sẽ giúp cho các nhà Marketing có thể đánh giá hiệu quả các chiến dịch và điều chỉnh chiến lược để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có rất nhiều chỉ số KPIs tùy thuộc vào hoạt động và mục đích đo lường của doanh nghiệp. Vì vậy bộ phận Marketing cần phải nắm rõ mục đích chiến dịch để áp dụng chính xác KPI và xây dựng KPIs phù hợp sẽ đóng vai trò cốt yếu thành công trong chiến dịch Marketing và cả các hoạt động khác.

Bạn sẵn sàng để cải thiện chiến lược Marketing của mình?

Đăng ký ngay để nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành

Tìm hiểu thêm Những công cụ phân tích dữ liệu mà dân Marketing nên biết

Plan Marketing

Đề xuất Video File figma Mục tiêu GROWTH 3 tháng tới Tăng 30% Page View sau 3 tháng Đo lường hiệu quả chuyển đổi lượt

Xem thêm

Kế hoạch marketing B2B

Thông tin công ty Tên công ty: Công ty Nam Sơn Tên sản phẩm: Máy khắc Laser, Máy cắt Laser, Máy hàn Laser, Máy làm

Xem thêm

Case Study Opal

OPAL TĂNG 30% MỤC TIÊU BẰNG GROWTH MARKETING Chúng tôi đã hợp tác với OPAL để tạo ra một chiến lược Digital Marketing toàn diện. Tháng 1:

Xem thêm
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux