image-34

4 Bí Quyết Tận Dụng Lợi Thế Cạnh Tranh

Facebook
LinkedIn
Email

Tạo được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh có một vai trò quan trọng trong sự phát triển thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là bạn chỉ tập trung vào các chiến lược truyền thông của đối thủ mà không có một hành động cụ thể nào để tận dụng tối đa việc nghiên cứu đó. Bài viết này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm để mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc phân tích đối thủ của mình. Hãy cùng bắt đầu nhé!

  1. Nghiên cứu đối thủ trước khi ra mắt sản phẩm.

Việc nghiên cứu đối thủ là một việc quan trọng và cần được thực hiện liên tục trong quá trình kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn ra mắt sản phẩm. Bạn nên thực hiện việc nghiên cứu đối thủ của mình từ ban đầu cho đến khi kết thúc việc ra mắt sản phẩm. Công việc sẽ bao gồm các bước như:

Việc đầu tiên, hãy xác minh ý tưởng sản phẩm của bạn: Sản phẩm có nhu cầu như thế nào? Các sản phẩm tương tự với sản phẩm của bạn trên thị trường như thế nào? Công việc tiếp theo bạn cần thực hiện là lên kế hoạch định vị sản phẩm như thế nào cho việc phát triển, hãy xác định giá trị đặc biệt của sản phẩm để có thể mang lại sự thu hút.

Để khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ sản phẩm, hãy tham khảo các chiến lược đặt tên sản phẩm của đối thủ của mình. Trước tiên, để có được những ý tưởng ban đầu, bạn cần trả lời được các câu hỏi như:  Họ sử dụng những từ khóa như thế nào? Ví dụ như khi bạn phát triển một sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, việc bạn cần làm là tìm hiểu xem từ khóa nào đang có lượt tìm kiếm cao nhất trên sàn và xu hướng đặt tên cho sản phẩm của những công thức chung nào. Từ đó bạn có thể phát triển được những cái tên độc đáo và độc quyền cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra, bạn cũng cần có cho mình một chiến lược ra mắt sản phẩm mới của mình. Ví dụ như: Tiếp cận khách hàng ra sao? Với các sản phẩm tương tự, thì những đối thủ của mình đã sử dụng chiến lược như thế nào để thu hút được sự chú ý trên các trang mạng xã hội. 

Nghiên cứu đối thủ của bạn

nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth

Dành riêng cho bạn

Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

  1. Xây dựng kế hoạch thành hành động.

Có rất nhiều báo cáo về việc nghiên cứu đối thủ chỉ tập trung vào chi tiết, nhưng không đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về việc doanh nghiệp bạn phải làm trong thời gian tới và cần tránh những gì để không gây ấn tượng xấu cho thương hiệu sắp ra mắt. Việc sao chép hoàn toàn những ý tưởng đã có, sẽ làm cho bạn không có “bản sắc” riêng cho sản phẩm của mình. Thậm chí việc này có thể làm cho thương hiệu của bạn bị chỉ trích và tẩy chay.

Việc nghiên cứu đối thủ của bạn trong trường hợp này, sẽ giúp bạn học hỏi và rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của các đơn vị đi trước cũng là một cách họ hỏi thông minh.

Bạn có thể thực hiện những cuộc khảo sát, so sánh sản phẩm của mình và nhu cầu của khách hàng trên thị trường, chỉ ra các giá trị đặc biệt mà sản phẩm của bạn mang lại cho họ. Từ đó, có thể phát triển sản phẩm hay cho ra những chương trình quảng bá phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Đây là một giai đoạn khá cần thiết cho thương hiệu của bạn. Mỗi khi nghiên cứu thành công một đối thủ, hãy tận dụng những lợi thế cạnh tranh của mình và chuyển nó thành những hành động cụ thể. Để nó có thể mang lại giá trị cho việc phát triển thương hiệu, tránh làm cho bạn lãng phí thời gian và nguồn lực của công ty.

Xây dựng kế hoạch hành động cho thương hiệu dựa trên lợi thế cạnh tranh
Đăng ký ngay để

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành của bạn!

  1. Rút kết được kinh nghiệm

Như mình đã đề cập bên trên, việc thực hiện nghiên cứu đối thủ là một cách tiếp thêm động lực cũng như kinh nghiệm để bạn có thể tiến đến bước tiếp theo là hành động dựa trên những gì bạn thu thập được. Tuy nhiên, để biết hành động như thế nào và cần tránh và phát huy những thế mạnh nào. Thì đó là việc bạn cần phải rút được từ các đối thủ đi trước.

Việc nghiên cứu đối thủ, giúp bạn biết được những gì cần tránh cho đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm bạn đang phát triển. Ví dụ như: Những chiến lược có tương tác kém, hay những chiến lược mang lại nhiều ý kiến trái chiều. Từ đó, bạn có thể tránh được những rủi ro cho thương hiệu của mình trong giai đoạn phát triển sản phẩm mới

Ngoài ra, không ai biết chắc chắn được rằng, những chiến dịch đều mang lại những ý kiến tích cực, ủng hộ. Thế cho nên, việc bạn nghiên cứu trước đối thủ cũng có thể có được những bài học xử lý khủng hoảng truyền thông từ những chiến dịch trước của họ. Có thể từ đó, bạn biết cách làm hài lòng khách hàng của mình và ghi điểm trong mắt khách hàng.

Bạn cũng có thể biết được rằng, những chiến dịch nào mang lại sự tương tác tốt. Để từ đó cho ra những chiến dịch sáng tạo dựa trên sự hiểu biết của mình. Việc biết được các điểm mạnh, điểm yếu đối thủ mình cũng sẽ giúp cho sản phẩm của bạn có thể tự tiếp cận đến các khách hàng bằng những cách đánh vào những điểm yếu đó.

Một phần quan trọng của nghiên cứu cạnh tranh là khám phá chiến lược nội dung của đối thủ. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về loại nội dung mà họ tạo ra, cách họ giao tiếp với khách hàng, và cách họ xây dựng tương tác trên các kênh truyền thông xã hội. Bằng cách áp dụng những gì bạn học được vào chiến lược nội dung của mình, bạn có thể cạnh tranh hiệu quả hơn và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Cuối cùng, việc sử dụng nghiên cứu đối thủ có thể giúp bạn nâng cao quy trình chuyển đổi bán hàng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Bạn hãy thiết lập các trang landing page để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm đến bạn hơn. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng bằng cách trả lời các câu hỏi của họ kịp thời. 

Tìm hiểu cách tăng trưởng dài hạn với kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Đăng ký nhận kế hoạch miễn phí!

  1. Theo dõi và tối ưu cải thiện chiến lược của bạn.

Sau khi thực hiện các bước nghiên cứu và triển khai chiến lược tiếp thị cạnh tranh, điều quan trọng là theo dõi và phân tích kết quả của các hoạt động của bạn.

Sử dụng các công cụ phân tích web như Google Analytics để theo dõi lưu lượng trang web, tương tác trên trang, tỷ lệ chuyển đổi, và các chỉ số quan trọng khác. So sánh dữ liệu này với các chỉ số của đối thủ để đánh giá hiệu quả của bạn.

Để tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của bạn, hãy dành sự quan tâm vào việc liên tục nâng cao và cải thiện chiến lược marketing của mình. Không ngừng học hỏi từ những đối thủ thành công và thất bại, và áp dụng những bài học đó vào chiến lược của bạn.

Điều chỉnh và cải tiến chiến lược tiếp thị dựa trên các phân tích và phản hồi của khách hàng. Thử nghiệm các chiến dịch mới, đo lường kết quả và tìm cách tối ưu hóa hiệu quả của chúng.

Hãy luôn theo dõi sự thay đổi trong ngành của bạn và những xu hướng mới. Điều này giúp bạn duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị của bạn luôn phù hợp với môi trường thị trường.Tóm lại, nghiên cứu cạnh tranh là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị thông minh. 

Hãy chú ý đến những phản hồi và phản ứng từ khách hàng. Theo dõi các bình luận, tin nhắn, đánh giá và phản hồi trên mạng xã hội để hiểu và đánh giá sự thành công của chiến lược tiếp thị cạnh tranh của bạn. Từ đó bạn sẽ có những điều chỉnh và tối ưu hóa cho chiến lược của mình tốt hơn.

Theo dõi và tối ưu chiến lược của bạn

Khám phá các Chiến lược tăng trưởng mới

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Hãy đăng ký ngay để nhận 01 kế hoạch Marketing chuyên nghiệp, giúp bạn định hướng chiến lược của mình trong 1 năm tiếp theo!

KẾT LUẬN

Nghiên cứu cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh của thương hiệu và giúp bạn tạo ra được chiến lược tiếp thị hiệu quả. Mình mong rằng, với những chia sẻ về 4 Bí Quyết Tận Dụng Lợi Thế Cạnh Tranh có thể sẽ giúp bạn biết thêm về cách nắm bắt thông tin về đối thủ. Bạn có thể tận dụng những điểm mạnh và hạn chế của họ để cải thiện sản phẩm của mình. Từ đó, giúp tăng doanh số bán hàng và tạo được sự nhận biết cũng như tin tưởng từ phía khách hàng với thương hiệu của bạn.

Bạn có thể xem tham khảo thêm bài viết: Bí Quyết Xây Dựng Thương Hiệu Thành Công Với Growth Marketing tại đây nhé!

Plan Marketing

Đề xuất Video File figma Mục tiêu GROWTH 3 tháng tới Tăng 30% Page View sau 3 tháng Đo lường hiệu quả chuyển đổi lượt

Xem thêm

Kế hoạch marketing B2B

Thông tin công ty Tên công ty: Công ty Nam Sơn Tên sản phẩm: Máy khắc Laser, Máy cắt Laser, Máy hàn Laser, Máy làm

Xem thêm

Case Study Opal

OPAL TĂNG 30% MỤC TIÊU BẰNG GROWTH MARKETING Chúng tôi đã hợp tác với OPAL để tạo ra một chiến lược Digital Marketing toàn diện. Tháng 1:

Xem thêm
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux