[wd_asp id=1]
khung-hoang-SDcl_S

TỔNG HỢP KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG LIÊN QUAN ĐẾN HOÀNG SA,TRƯỜNG SA CỦA CÁC NHÃN HÀNG

Facebook
LinkedIn
Email

Trong những năm gần đây, khủng hoảng truyền thông liên quan đến bản đồ Việt Nam của các nhãn hàng đã trở thành vấn đề nóng bỏng và gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Các vấn đề liên quan đến bản đồ Việt Nam bao gồm việc áp đặt đường biên giới, sai sót về hình dạng và kích thước các đối tượng, đặc biệt là việc các nhãn hàng đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa v.v. Điều này đã khiến cho nhiều nhãn hàng đối mặt với những chỉ trích và tố cáo từ cộng đồng, những người dân yêu nước gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của họ.

1. PepsiCo (2018)

Tóm Tắt Sự Kiện 

Năm 2018, PepsiCo, Trong chiến dịch quảng cáo của mình, PepsiCo – một công ty thực phẩm và đồ uống đa quốc gia đã sử dụng một bản đồ Việt Nam không bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gây ra sự phẫn nộ của người dân Việt Nam.

Chiến dịch quảng bá cho một sản phẩm mới có tên là “Pepsi Black” và có hình bản đồ Việt Nam trên bao bì của sản phẩm. Bản đồ không bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng cũng bị Trung Quốc và các nước khác trong khu vực tranh chấp.

Việc loại bỏ các hòn đảo khỏi bản đồ đã gây ra sự phẫn nộ trong người tiêu dùng Việt Nam, những người cáo buộc PepsiCo không tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Người dùng mạng xã hội kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của PepsiCo và chia sẻ hình ảnh họ đổ sản phẩm Pepsi xuống cống.

Cách Xử lý truyền thông của nhãn hàng 

PepsiCo ban đầu bảo vệ bản đồ, nói rằng nó dựa trên các bản đồ hiện có của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, công ty cuối cùng đã đưa ra lời xin lỗi và rút sản phẩm khỏi thị trường. PepsiCo cũng cam kết xem xét các quy trình nội bộ của mình và đảm bảo rằng công ty tôn trọng luật pháp và phong tục địa phương ở tất cả các thị trường của mình.

Vụ việc như một lời nhắc nhở về tính nhạy cảm của các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và tầm quan trọng của sự nhạy cảm về văn hóa trong các chiến dịch tiếp thị. Phản hồi của PepsiCo, bao gồm lời xin lỗi và cam kết sẽ làm tốt hơn trong tương lai, đã giúp giảm thiểu thiệt hại cho danh tiếng của công ty tại Việt Nam

2.  H&M (2021)

H&M là thương hiệu thời trang đa quốc gia của Thụy Điển. Hãng có mặt tại 68 quốc gia, vùng lãnh thổ, nổi tiếng với những mặt hàng may mặc giá rẻ. Dù là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai trên thế giới, họ gặp phải không ít scandal tai tiếng.

SCMP đưa tin nhà bán lẻ thời trang H&M đang phải đối mặt với cuộc phản đối mới, đến từ những người dùng mạng xã hội tại Việt Nam. Họ cáo buộc hãng thời trang đã khuất phục trước Trung Quốc về vấn đề liên quan đến đường lưỡi bò phi pháp, với mong muốn lấy lại lòng tin của khách hàng ở nước này với scandal trước đó là tuyên bố không sử dụng nguồn bông vải đến từ Tân Cương.

Nguyên nhân do theo thông báo hôm 2/4/2021, chính quyền TP Thượng Hải cho biết các thương hiệu thời trang và du lịch bị gây áp lực phải thay đổi “cách mô tả Đài Loan và các khu vực nhạy cảm khác trên trang web của họ”.

Hãng tin AP dẫn thông báo của chính quyền Thượng Hải nói rằng người dùng mạng internet đã báo cáo về “bản đồ có vấn đề” trên trang web của H&M. Vì vậy, Sở Quy hoạch và Tài nguyên Thượng Hải yêu cầu công ty Thuỵ Điển nhanh chóng sửa chữa bản đồ đó.

Sau khi được triệu tập, H&M “đồng ý với yêu cầu của nhà chức trách Trung Quốc”. 

Các công ty nước ngoài cũng bị Trung Quốc bắt thay đổi bản đồ vẽ biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và các khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Trên các mạng xã hội của Việt Nam, nhiều người cho rằng bản đồ Trung Quốc chứa đường lưỡi bò là loại bản đồ không hợp pháp. Việc H&M đồng ý sửa bản đồ có đường lưỡi bò chính là một trong những hành vi phi lý. 

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã phát biểu rằng việc sử dụng bản đồ sai trên trang web của H&M là một hành động không chấp nhận được và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kêu gọi các doanh nghiệp quốc tế hoạt động tại Việt Nam tuân thủ pháp luật của Việt Nam và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Làn sóng kêu gọi tẩy chay thương hiệu H&M lan nhanh trên các mạng xã hội của Việt Nam

Tài khoản Facebook Dương Nhàn viết: “Nếu H&M không cải chính và đưa ra lời xin lỗi tới Việt Nam, gia đình tôi sẽ NÓI KHÔNG với H&M vĩnh viễn và có những động thái làm H&M thiệt hại không kém gì làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc trong thời gian qua”.

“Xin lỗi tớ không gom đồ H&M nữa, không phải vì tớ theo trào lưu phản đối, không phải vì không lợi nhuận bao nhiêu, mà tớ là người Việt Nam”, tài khoản Phan Lê Giang tuyên bố.

Không chỉ cộng đồng mạng, không ít người tiêu dùng cũng tuyên bố sẽ không mua hàng của hãng thời trang nhanh đến từ Thụy Điển.

Chị Ngọc Trâm (Hà Nội) cho biết ngày xưa, khi H&M chưa có ở Việt Nam, cứ có dịp đi nước ngoài chị lại vào cửa hàng mua đồ do sản phẩm hợp túi tiền. Từ ngày có dịch vụ order hàng, chị cũng hay mua của hãng này. Tuy nhiên, sau các thông tin về tấm bản đồ “có vấn đề” của H&M, chị tuyên bố “từ mặt” hãng. 

Đồng thời, một lượng người tiêu dùng vào Fanpage của thương hiệu này để lại đánh giá “1 sao” và bày tỏ sự tức giận đối với việc H&M chấp nhận bản đồ phi pháp trên. Ở nhiều bài viết trên Fanpage này đều bị thả biểu tượng phẫn nộ và không ít bình luận lên án.

Một số người tiêu dùng khác thậm chí còn đặt cho H&M những tên gọi thuần Việt với những ý nghĩa không mấy tích cực, bày tỏ thái độ với thương hiệu thời trang này. 

3. Grab (2023)

Trong hai ngày 8 và 9/4/2023 , nhiều người dùng ứng dụng đặt xe trực tuyến Grab phát hiện bản đồ trên ứng dụng thể hiện thông tin sai lệch nghiêm trọng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Biển Đông đang gây bức xúc trong dư luận những ngày qua.

Cụ thể, theo thông tin bản đồ trên ứng dụng của Grab tại Việt Nam trước đó  đối với khu vực Quần đảo Trường Sa ngoài một số ít tên thực thể như Sơn Ca, Sinh Tồn… được thể hiện bằng tiếng Việt thì tên các thực thể khác được thể hiện bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

Nhiều thực thể trong số này ở Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trong đó Bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam bị chú thích theo cách gọi phi pháp của Trung Quốc là Meiji Jiao, tức đảo Mỹ Tế và ghi chú đảo Mỹ Tế, Tam Sa, Trung Quốc. Thành phố Tam Sa là chính quyền phi pháp do Trung Quốc lập ra để quản lý nhiều quần đảo, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.Không những vậy trong bản đồ của Grab còn thể hiện bãi Đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng cũng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép là “Nansha District” tức “huyện Nam Sa”

Cách Grab xử lí truyền thông : 

Sáng 10/4, bản đồ ứng dụng đã xóa bỏ những thông tin hiển thị sai lệch được phản ánh trong 2 ngày cuối tuần, phía Grab đã chính thức lên tiếng về vụ việc này. Đại diện Grab Việt Nam cho biết sau khi nhận được thông tin phản ánh công ty đã lập tức tổ chức cuộc họp với nhiều đơn vị và tổ chức cấp cao. Đồng thời, đang tích cực làm việc với  đối tác cung cấp bản đồ tức là bên thứ 3 để xử lý sự việc này.

Đại diện Grab khẳng định: “Sự việc này hoàn toàn không liên quan đến sự tôn trọng của Grab đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi tiếp nhận các ý kiến đóng góp một cách rất nghiêm túc và chân thành xin lỗi về những quan ngại có thể phát sinh. Grab Việt Nam cam kết gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam và luôn mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

4. Yody (2023)

Sau sự việc của hãng công nghệ gọi xe lớn kể trên, tối 9/4, thương hiệu thời trang Yody khiến cộng đồng mạng “dậy sóng” khi đăng video kỷ niệm 9 năm thành lập thương hiệu trên website và fanpage của công ty có sử dụng bản đồ Việt Nam thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Cụ thể, hình ảnh này được đăng tải trên website và fanpage của doanh nghiệp về thông tin liên quan vị trí của 230 cửa hàng trên khắp cả nước.

 Ngay sau đó, thương hiệu thời trang này nhận không ít những bình luận chỉ trích,đang khiến CĐM cảm thấy bức xúc và không thể chấp nhận, nó thể hiện việc không tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam,  thậm chí cộng đồng mạng đòi “tẩy chay” Yody vì sử dụng bản đồ sai lệch chủ quyền Việt Nam.

Mới đây, Yody đã lên tiếng nhận trách nhiệm và xin lỗi về việc sử dụng bản đồ Việt Nam thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  

“Sai sót này xảy ra do bộ phận truyền thông của chúng tôi đã sơ suất trong quá trình xử lý hình ảnh và kiểm duyệt nội dung của video. Là một doanh nghiệp Việt Nam, được lập ra bởi những người Việt, chúng tôi ý thức rất rõ rằng sai sót này là không thể bao biện. Vì thế, chúng tôi xin nghiêm túc lắng nghe mọi phản hồi, góp ý của các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức truyền thông, với tinh thần cầu thị để sửa sai và tránh lặp lại những lỗi tương tự trong tương lai”, phía thương hiệu thời trang  Yody phản hồi.

Bài viết xin lỗi của Yody trong tối 10/4 trên fanpage nhận được 16000 lượt  tương tác, hơn 2900 lượt chia sẻ và gần 400 bình luận. Phần lớn bình luận đều đã bị ẩn, fanpage chỉ để lại một số bình luận tích cực của người dùng. 

Hướng dẫn Marketing nhà hàng

Marketing nhà hàng không chỉ dừng lại ở việc quảng bá món ăn ngon hay dịch vụ tốt mà còn phải tạo dựng một chiến

Xem thêm
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux