[wd_asp id=1]
b19

Hướng dẫn và kinh nghiệm Digital Marketing ngành Y tế – Phòng khám đa khoa

Facebook
LinkedIn
Email

Hiện nay hành vi mua của người tiêu dùng diễn ra trên nhiều nền tảng khác nhau. Nếu chỉ thực hiện Marketing và quảng cáo ngành y tế trên một nền tảng duy nhất thì ta sẽ không tiếp cận được tối đa khách hàng tiềm năng, mất đi nguồn doanh thu khổng lồ. Dưới đây là những Hướng dẫn và kinh nghiệm Digital Marketing ngành Y tế – Phòng khám đa khoa đa kênh giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận đa khách hàng, nâng cao hiệu quả cho chiến dịch Marketing ngành y tế cũng như gia tăng lợi nhuận kinh doanh.  

Hướng Dẫn Inbound Marketing Ngành Y Tế

Social Và Xây Dựng Group Về Ngành Y Tế Trên Social

Sản xuất và đăng tải content có ích liên quan đến ngành y tế, phòng khám trên Fanpage của mình và các nhóm trên Facebook, Tiktok, Instagram,… Những content đó phải liên quan hoặc đề cập và thể hiện dịch vụ mà mình đang kinh doanh. 

Xem chi tiết Content tại đây

Xây dựng hội nhóm (Group) về y tế và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức y tế, sức khỏe, review các phòng khám đa khoa,… trên các kênh social để có thể khơi gợi nhu cầu và tiếp cận khách hàng.

Thực Hiện SEO Ngành Y Tế

SEO là phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, làm cho website, bài viết của mình trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan. Đây là dạng marketing ngành y tế quan trọng mà mọi doanh nghiệp nên có.

Để đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm thì quan trọng là bạn phải thiết kế website ngành y tế chuẩn SEO. Website cần có thông tin chi tiết về cửa hàng để khách hàng biết bạn là ai, có uy tín không, các mặt hàng, sản phẩm bạn cung cấp là gì, giá của từng sản phẩm, các chính sách, khuyến mãi, các chi phí phát sinh khác, thông tin liên hệ,…Hơn nữa Website phải thân thiện, người dùng dễ dàng tương tác trên các thiết bị khác nhau, tích hợp nhiều chức năng,…

Chúng ta có thể tìm kiếm các website của đối thủ ngành y tế có thứ hạng cao trên Google Search để học hỏi và phân tích (không chọn những kết quả/website có từ “Ad”)

Xem chi tiết website tại đây

Ngoài ra, bạn cần có những bài viết chuẩn SEO khác nhau trên website nhằm cung cấp thông tin cho người dùng, giữ chân khách hàng, tiếp cận nhiều khách hàng hơn cũng như gia tăng traffic, độ uy tín và thứ hạng bền vững cho website ngành y tế.

Email Marketing Ngành Y Tế

Email marketing ngành y tế là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin/bán hàng/tiếp thị/giới thiệu dịch vụ  đến khách hàng mà mình mong muốn. Vậy chúng ta nên áp dụng Email Marketing như thế nào?

Nội Dung Email

Giới thiệu dịch vụ mới

Với những khách hàng quen, việc gửi các dịch vụ mới nhất, công nghệ hiện đại nhất với giá cả phải chăng sẽ kích thích mong muốn sử dụng dịch vụ cho mình. Đặc trưng của ngành y tế là khiến khách hàng trở nên khỏe mạnh hơn

Thông báo chương trình khuyến mãi

Hãy đưa nội dung khuyến mãi với các với các dịch vụ phòng khám mới nhất vào Email Marketing mà bạn gửi cho khách hàng. Điều này hối thúc họ mua hàng nhanh hơn. Ai cũng yêu các chính sách khuyến mãi. 

Cung cấp thông tin bổ ích

Ngoài ra chúng ta còn có thể gửi thông tin hữu ích về ngành y tế cho khách hàng. Việc này giúp họ cảm thấy tin tưởng và quý mến doanh nghiệp của chúng ta hơn.

Hình thức Email Marketing Ngành Y Tế

Bên cạnh nội dung thì hình thức Email rất quan trọng. Mẫu Template Email phải chuyên nghiệp. Hình ảnh trong Email phải được chuẩn bị đẹp và thiết kế bắt mắt. Hiển thị tốt trên tất cả các thiết bị. Đó là các yếu tố giúp người dùng có trải nghiệm tốt khi đọc Email của bạn. 

Hướng Dẫn Outbound Marketing (Quảng Cáo) Cho Ngành Y Tế

Hướng Dẫn Quảng Cáo Ngành Y Tế Trên Facebook (Facebook Ads)

Giới thiệu công cụ thư viện quảng cáo Facebook (Facebook Ads Library)

Facebook Ads Library là công cụ giúp tra cứu toàn bộ thông tin minh bạch của mọi bài quảng cáo của mọi người dùng quảng cáo trên Facebook.

Chúng ta sử dụng công cụ này để học hỏi, phân tích và đánh giá quảng cáo facebook của đối thủ, sản phẩm mà mình sẽ thực hiện quảng cáo. Để từ đó có thể lên nội dung quảng cáo hiệu quả tốt hơn đối thủ, gia tăng lượt tương tác, tin nhắn cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Cách sử dụng Facebook Ads Library để phân tích quảng cáo ngành Y tế – Phòng khám đa khoa

  Đầu tiên, bạn truy cập vào Facebook Ads Library. Có thể tìm kiếm “Facebook Ads Library” trên Google.  

Chọn “Hạng mục quảng cáo”, sau đó chọn “Tất cả quảng cáo”.

Sau đó, gõ tên dịch vụ đang được quảng cáo trên facebook mà mình muốn xem, cụ thể ở đây ta nhập “phòng khám đa khoa” hoặc các từ khóa liên quan vào thanh tìm kiếm. Sẽ xuất hiện hàng loạt các quảng cáo ngành y tế, cụ thể là phòng khám đa khoa. Lưu ý, cần để từ khóa vào ” ” để có thể xuất hiện các bài quảng cáo ngành y tế mà chính xác là về phòng khám đa khoa.

Tiếp theo, chúng ta sẽ lướt tìm và chọn những bài quảng cáo phòng khám đa khoa và đúng sản phẩm hoặc ngành của mình để tham khảo cũng như phân tích bài quảng cáo.

Bấm vào “Xem chi tiết quảng cáo” để bắt đầu phân tích bài quảng cáo ngành y tế – phòng khám đa khoa

Bài quảng cáo ngành y tế – phòng khám đa khoa sẽ xuất hiện đầy đủ. Xem chi tiết bài quảng cáo tại đây

Phân tích theo 7P

Về Phòng khám đa khoa
  • Product (Sản phẩm/dịch vụ): Thăm khám cùng bác sĩ Hà Nội
  • Price (Giá cả): Không đề cập
Về Quảng cáo ngành Y tế – Phòng khám đa khoa
  • Key Message (Thông điệp): 👨‍⚕️T7, CN khám cùng CHUYÊN GIA – BÁC SĨ HÀ NỘI
  • Media (Ảnh/Video): Ảnh đơn
  • Tiêu đề ảnh: Phòng khám đa khoa Quốc tế Ngọc Lan
  • Call-to-action (Kêu gọi hành động): Gửi tin nhắn

Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bài quảng cáo ngành Y tế – Phòng khám đa khoa trên Facebook

Điểm mạnh của quảng cáo
  • Sử dụng Key Message cho bài quảng cáo (khoảng 140-220 ký tự đầu tiên mà bất kỳ khách hàng nào cũng sẽ thấy ở mọi thiết bị và nền tảng)
  • Thiết kế và sử dụng ảnh đơn, thể hiện Key Message,
  • Thể hiện rõ các dịch vụ của phòng khám đa khoa cũng như thời gian khám
Điểm yếu của bài quảng cáo
  • Tiêu đề bài quảng cáo không có “đề xuất giá trị” với khách hàng kể cả content, media và tiêu đề thẻ ảnh quay vòng. (cấu trúc đề xuất giá trị: Chỉ cần X tiền sẽ có được Y thứ). Khi không nêu được đề xuất giá trị cho khách hàng, câu từ bay bỏng của nhà quảng cáo có thể thu được về rất nhiều tin nhắn, lượt like, comment. Nhưng các kết quả này không chất lượng, chỉ làm đội sale mất thời gian và công sức vì khách chỉ nhắn hỏi thăm và lặng lẽ “mất tích” sau khi biết được giá trị vì họ không có nhu cầu.
  • Không có Landing Page và URL chi tiết về dịch vụ, vì nội dung bài quảng cáo Facebook không thể nào đầy đủ chi tiết. Và điều này dành cho khách thích chủ động tìm hiểu về dịch vụ, chương trình khuyến mãi thay vì phải nhắn tin và chờ nhân viên trả lời. Landing Page và URL cũng giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn về dịch vụ

Quảng Cáo Ngành Y Tế Trên Google (Google Ads)

Giới thiệu công cụ Google Search và Ahrefs

Google Search là công cụ quá quen thuộc đối với mỗi người dùng Internet, cho phép người truy cập tìm kiếm thông tin mà mình muốn. Cũng như có thể tìm kiếm các quảng cáo ngành y tế đang chạy trên Google

Ahrefs là công cụ dùng để phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa, Marketing, quảng cáo,…  

Cách sử dụng để tiến hành phân tích quảng cáo ngành Y tế

Chúng ta tìm và phân tích những bài quảng cáo ngành y tế trên Google bằng cách tìm kiếm “phòng khám đa khoa” trên Google Search. Những bài có từ “Ad” chính là quảng cáo ngành y tế đang chạy trên Google.

Với Ahrefs, ta có thể dùng tính năng Ads History để xem các quảng cáo ngành y tế đã từng chạy trong quá khứ của đối thủ. Vì Google chỉ hiển thị quảng cáo đang được chạy.

Phân tích theo 7P

Tiến hành phân tích từ ngoài (hiển thị quảng cáo của Google) vào trong (Landing Page hoặc URL dùng để chạy quảng cáo).

  • Product (Sản phẩm): Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
  • Price (Giá cả): Không đề cập

Xem chi tiết URL tại đây

Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của quảng cáo phòng khám đa khoa

Điểm mạnh
  • URL đầy đủ thông tin của phòng khám cũng như đề cập trải nghiệm của khách hàng
  • Sử dụng bài book trên trang vtc => tăng độ uy tín
Điểm yếu
  • Không có đề xuất giá trị cho bài quảng cáo phòng khám đa khoa. Dù chạy quảng cáo Google chiến dịch tìm kiếm hay chiến dịch hiển thị, Performance Max,… thì nên đề xuất giá trị với khách hàng. Vì khi thấy mức giá và dịch vụ mà họ vẫn click vào quảng cáo, tức là khách hàng có xác suất mua đã cao hơn rất nhiều thay vì chỉ click vào xem rồi thoát.
  • Không thiết kế Landing Page chuyên chạy quảng cáo cho dịch vụ. Landing Page để chạy quảng cáo vốn được thiết kế chi tiết, rõ ràng và nâng cao trải nghiệm người xem với mục đích thuyết phục khách hàng thực hiện 1 hành động cụ thể (thêm sản phẩm vào giỏ hàng, nhấp liên hệ tư vấn, gọi sđt, zalo,…). Bằng việc cung cấp bằng chứng xã hội (feedback từ khách hàng, giấy chứng nhận), dòng tiêu đề hấp dẫn, lời kêu gọi hành động gấp rút, đưa ra các giá trị,…khiến khách hàng nhanh chóng thực hiện chuyển đổi.

Việc sử dụng Landing Page để chạy quảng cáo vẫn sinh ra chuyển đổi trong trường hợp khách hàng đã biết đến thương hiệu và từng xem/mua hàng trên Website. Nhưng mục đích của việc chạy quảng cáo là tiếp cận nhiều khách hàng mới. Vì vậy hãy chọn thiết kế và tối ưu hóa trang đích quảng cáo của doanh nghiệp. (Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về việc sử dụng Landing Page này)  

Quảng Cáo Ngành Y Tế Trên Tiktok (Tiktok Ads)

Giới thiệu công cụ Tiktok Creative Center

Tiktok Creative Center là công cụ hỗ trợ nhà quảng cáo tìm kiếm, khám phá và phân tích các xu hướng (Trend), quảng cáo đang chạy, Insight của người dùng trên Tiktok. Từ đó ta có thể tạo video quảng cáo hiệu quả trên nền tảng này.   

Cách sử dụng Tiktok Creative Center

  • Truy cập Tiktok Ads Center
  • Bấm chọn ngành hàng, mục tiêu và thời lượng theo nhu cầu và ý muốn của bạn (không bắt buộc)
  • Bấm “Search”, sau đó gõ “phòng khám đa khoa” vào ô tìm kiếm, nhấn Enter hoặc “Search”

  Khác với những công cụ trên, Tiktok Ads Center khó tìm kiếm hơn và có những trường hợp không thể sử dụng các cụm từ khóa trong Keyword Planner được. Việc này đòi hỏi nhà quảng cáo ngành y tế phải có kiên nhẫn hoặc hiểu biết nhất định trong ngành hàng để tận dụng các video quảng cáo gần với dịch vụ của mình (thuộc ngành ngành y tế, có chức năng tương tự,…).  

  Rê chuột và click “View Top Ad” để phân tích chi tiết quảng cáo. Click vào đây để xem video  

Phân tích theo 7P

  • Product (Sản phẩm): Phòng khám chuyên khoa da liễu MAIA & MAIA
  • People (Con người): Nhân viên đội ngũ bác sĩ, khách hàng

Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của video quảng cáo và rút ra Insight

Điểm mạnh
  • Content: Giới thiệu về phòng khám, giải pháp
  • Media: Thể hiện được không gian của phòng khám, quá trình điều trị, khách hàng trước và sau khi điều trị
Điểm yếu
  • Video không có phụ đề vì có 1 số người sẽ không nghe kịp hoặc cảm thấy khó nghe rõ
Insight Rút Ra Từ Video Quảng Cáo 
  • CTR cao ở 2 giây đầu -> Tập trung thiết kế 3 – 4s đầu của video thay vì dàn trải, vì KH không đủ kiên nhẫn sẽ lướt qua luôn quảng cáo.
  • Tối ưu hóa trang đích như Google Ads để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của KH

  Trên đây là toàn bộ Hướng dẫn và kinh nghiệm Digital Marketing ngành Y tế – Phòng khám đa khoa đa kênh. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp cho các chủ doanh nghiệp ngành y tế cũng như các nhà marketer về ngành hàng này thay đổi tư duy Marketing đa kênh, áp dụng cho chiến dịch của mình sao cho thành công. Để hiểu hơn và thực hiện các chiến lược Marketing cho ngành y tế một cách hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí nhất, liên hệ ngay với Trần Vũ Group nhé!  

Hướng dẫn Marketing nhà hàng

Marketing nhà hàng không chỉ dừng lại ở việc quảng bá món ăn ngon hay dịch vụ tốt mà còn phải tạo dựng một chiến

Xem thêm
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux