1

“Chi tiêu” hiệu quả cho một chiến dịch Marketing

Facebook
LinkedIn
Email

Điều đầu tiên chúng ta cần chắc chắn chính là: Ngân sách Marketing chưa bao giờ là “dư dả” cả. Ta không chỉ nhìn vào con số mà đánh giá ngân sách cho chiến dịch là ít hay nhiều. Bởi lẽ, ngân sách cho một chiến dịch Marketing luôn có tính ước lệ. Nếu đối thủ cạnh tranh chi nhiều hơn cho Marketing thì khi đó doanh nghiệp của bạn có chi nhiều cũng thành ít. Các thương hiệu lớn như Dove sẵn sàng chi hàng triệu đô mỗi năm cho Marketing. Và đối thủ của họ là Sunsilk đương nhiên cũng không ngại chi một khoản lớn không kém. Vậy làm thế nào để “chi tiêu” hiệu quả cho một chiến dịch Marketing?

Bạn thấy đấy, dù có là marketer cho một thương hiệu lớn hay nhỏ thì khoản ngân sách cho  Marketing chưa bao giờ là đủ. Lúc này, thương hiệu nào thành công, marketer nào giỏi hơn sẽ thể hiện rõ nhất ở chỗ ai biết lên kế hoạch “chi tiêu” hiệu quả cho một chiến dịch Marketing

Dưới đây là một số “bí kíp” để biến số ngân sách cho Marketing dù “ít” cũng trở nên “nhiều”

1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng

1.1. Vì sao cần thiết lập các mục tiêu?

Để sử dụng nguồn ngân sách Marketing hiệu quả, việc lập một bản kế hoạch rõ ràng là điều tiên quyết. Marketer cần xác định các mục tiêu cần đạt được và các chỉ tiêu để đo lường. Khi có một bản kế hoạch cụ thể thì việc quyết định “chi tiêu” ngân sách Marketing sẽ đơn giản hơn. 

Doanh nghiệp biết rõ những gì mình muốn đạt được, người làm Marketing sẽ đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo, khả thi hơn. Họ cũng sẽ dễ dàng, tự tin hơn trong các quyết định phân bổ ngân sách Marketing.

Thiết lập mục tiêu rõ ràng

1.2. Phương pháp xác định mục tiêu bằng mô hình SMART

Một trong những phương pháp được biết đến rộng rãi và áp dụng nhiều nhất chính là mô hình SMART. Mô hình SMART cung cấp 5 yếu tố cần thiết để lập ra 1 mục tiêu đo lường hiệu quả. Trong đó bao gồm: Specific: cụ thể, Measurable: có thể đo lường , Actionable: tính khả thi, Relevant: sự liên quan, Time Bound: thời hạn đạt được mục tiêu

Một ví dụ về việc áp dụng mô hình SMART để tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm Google

S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “xe đạp địa hình”

M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn tăng vị trí lên top 3 trang tìm kiếm

A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tối ưu website của team SEO hiện nay. Tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng lên top 3 trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “xe đạp địa hình”

R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu mua xe đạp địa hình hơn

T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 30/10/2023

Khi có các mục tiêu rõ ràng như trên, bộ phận Marketing sẽ dễ dàng phân bổ lượng ngân sách. Bao nhiêu phần trăm cho phòng SEO? Bao nhiêu phần trăm để tối ưu web?,…Như vậy, ngân sách Marketing sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất. 

2. Tập trung vào nhóm tiêu dùng “cốt lõi”

Đừng lãng phí quá nhiều ngân sách Marketing cho tất cả các nhóm khách hàng. Cái bạn cần là tác động trực tiếp đến nhóm khách hàng “hạt nhân” của công ty mình. Nếu không bạn sẽ lãng phí rất nhiều nguồn lực. Bao gồm cả tiền và nhân lực nếu cứ chăm chăm làm truyền thông rộng. Hãy truyền thông thật sâu và thật “đậm đà”. Điều đó giúp bạn có thể tác động trực tiếp nhất đến nhóm khách hàng “cốt lõi” của mình. 

Bạn cần dành thời gian nghiên cứu thật kỹ về thói quen truyền thông của nhóm công chúng mục tiêu. Khi ta không có nhiều ngân sách thì những kênh truyền thống như TV, báo chí là những lựa chọn bạn không bao giờ nên nghĩ tới. Hãy truyền đi thông điệp của bạn một cách mới mẻ hơn và dĩ nhiên là ít tốn phí hơn.

Tập trung vào nhóm tiêu dùng “cốt lõi”

Giả dụ, doanh nghiệp của bạn kinh doanh sản phẩm văn phòng phẩm. Và nhóm khách hàng bạn hướng tới là người tiêu dùng trong độ tuổi từ 10-25 tuổi. Hãy thu nhỏ hơn nữa đối tượng mục tiêu của bạn là nhóm học sinh cấp 2 và cấp 3. Rõ ràng là nếu sử dụng các kênh như TV hay báo chí thì bạn sẽ “thua đau, thua đậm”. Các bạn học sinh trong độ tuổi trên sẽ không dành nhiều thời gian để xem hết một quảng cáo. Hoặc đọc cho xong một bài báo của bạn. Những khách hàng trẻ tuổi này ưa chuộng các thông tin được đăng tải trên trang mạng xã hội hơn. Họ cũng thích thú nếu những nội dung truyền thông của bạn được truyền tải bằng một video ngắn. Như là các video review viral trên Tiktok chẳng hạn.

3. Tham khảo

3.1. Tham khảo từ các bản chi phí Marketing mẫu

Hãy luôn quy các chi phí mà doanh nghiệp bạn đang triển khai về một mối. Từ đó lập một chương trình cụ thể để kiểm soát chúng. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tham khảo, sử dụng các mẫu ngân sách Marketing. Những mẫu ngân sách này cho phép doanh nghiệp cập nhật nhanh chóng, tham khảo thường xuyên. Từ đó có thể chắc chắn rằng “kế hoạch chi tiêu” của bạn không bị chệch hướng.

 Tham khảo các bản chi phí marketing mẫu

Các chi phí quan trọng mà hầu hết các công ty đều cần phân bổ chính là: 

Phần mềm marketing. Ở đây bao gồm các công cụ tự động hóa và cả phần mềm chăm sóc khách hàng (CRM).

  • Chi phí cho việc thiết kế và phát triển các tài sản vật lý và kỹ thuật số.
  • Chi phí cho việc tổ chức hoặc tham gia các sự kiện.
  • Chi phí dành cho các quảng cáo kỹ thuật số.  Cho các công cụ tìm kiếm và truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Chi phí để triển khai các chiến dịch one-off. Chiến dịch giúp tạo ra các khách hàng tiềm năng hoặc xây dựng nhận thức thương hiệu. 

3.2 Tham khảo từ chính đối thủ cạnh tranh

Tham khảo từ chính đối thủ cạnh tranh trực tiếp là một cách hay để “chi tiêu” hiệu quả cho một chiến dịch Marketing. Họ kinh doanh cùng sản phẩm với bạn. Học có cùng nhóm đối tượng khách hàng, cùng thị trường cạnh tranh và đã từng có những chiến dịch thành công, cách “chi tiêu” thành công.

Tham khảo từ chính đối thủ cạnh tranh

Vì vậy, đừng bỏ lỡ một cơ hội tốt như vậy. Tham khảo từ đối thủ cạnh tranh giúp bạn dễ dàng hơn khi lên kế hoạch phân bổ ngân sách. Bạn có thể từ đó rút kinh nghiệm và thay đổi những gì họ làm chưa tốt. 

4. Không bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Chiến dịch Marketing của doanh nghiệp thực sự thành công phải được đánh giá dựa trên lượt khách hàng mới và mức độ tiếp cận khách hàng. Một tiêu chí quan trọng không kém cần được xem xét chính là khả năng mà chiến dịch dịch đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro ra sao. 

Những người làm Marketing sẽ cần phân bổ nguồn ngân sách cho một loạt các nền tảng phù hợp. Đừng đổ hết số ngân sách Marketing mà bạn có cho duy nhất một nền tảng. Ta đâu thể chắc chắn 100% rằng nền tảng đó sẽ đem lại thành công nếu không muốn nói đến trường hợp xấu hơn là thất bại. Vậy nên, hãy luôn chuẩn bị “đường lui” cho mình.

Không bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Dĩ nhiên, việc chia nhỏ ngân sách cho nhiều nền tảng khác nhau và quyết định tỉ lệ ngân sách cho từng nơi cũng không phải là dễ. Chính vì vậy, hãy nghiên cứu thật kỹ tất cả các nền tảng mà doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng. Hãy chọn ra những nền tảng phù hợp nhất, đánh giá lợi nhuận dự kiến của từng nơi để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. 

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Trần Vũ Group muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các Marketer lập kế hoạch “chi tiêu” cho một chiến dịch Marketing thật hiệu quả. 

Xem thêm bài viết “Mách bạn cách làm việc hiệu quả với Influencer” tại đây

Plan Marketing

Đề xuất Video File figma Mục tiêu GROWTH 3 tháng tới Tăng 30% Page View sau 3 tháng Đo lường hiệu quả chuyển đổi lượt

Xem thêm

Kế hoạch marketing B2B

Thông tin công ty Tên công ty: Công ty Nam Sơn Tên sản phẩm: Máy khắc Laser, Máy cắt Laser, Máy hàn Laser, Máy làm

Xem thêm

Case Study Opal

OPAL TĂNG 30% MỤC TIÊU BẰNG GROWTH MARKETING Chúng tôi đã hợp tác với OPAL để tạo ra một chiến lược Digital Marketing toàn diện. Tháng 1:

Xem thêm
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux