1

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI MUA HÀNG NHƯ THẾ NÀO?

Facebook
LinkedIn
Email

Yếu tố thương hiệu trong thời điểm hiện tại đóng vai trò quan trọng, quyết định một phần hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Không đơn thuần là logo nhận diện hay tên gọi, thương hiệu là một tài sản vô cùng quý giá của các doanh nghiệp. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, việc xây dựng và duy trì một thương hiệu đáng tin cậy trở thành yếu tố quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Trong bài viết này,  hãy cùng TVG Agency tìm hiểu về khái niệm và giá trị thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi mua hàng như thế nào nhé.

Thương hiệu là gì?

Đăng ký ngay để

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành của bạn!

Thương hiệu tập hợp các hình ảnh, dấu hiệu về một doanh nghiệp hoặc hình ảnh của một sản phẩm, dịch vụ nào đó giúp mọi người nhận biết và phân biệt được với các doanh nghiệp hoặc sản phẩm khác. Ngoài cái yếu tố hữu hình, thương hiệu còn được xây dựng dựa trên các thông điệp và trải nghiệm mà doanh nghiệp gửi gắm cho khách hàng thông qua quảng cáo, gói sản phẩm, tương tác xã hội và các kênh tiếp thị khác.

Vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp

  • Thương hiệu là công cụ để nhận diện và phân biệt

Có rất nhiều hàng hóa và sản phẩm cùng tính năng và mục đích sử dụng. Việc tạo ra thương hiệu để làm nên sự khác biệt của sản phẩm và giúp người tiêu dùng biết được thương hiệu của doanh nghiệp là gì để dễ dàng lựa chọn sản phẩm.

  • Thương hiệu giúp tạo lợi thế cạnh tranh

Thương hiệu càng giá trị thì lợi thế cạnh tranh trên thị trường càng cao

  • Thương hiệu thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm

Khi thương hiệu xây dựng được lòng tin cho người tiêu dùng thì mức độ nổi tiếng cũng như chất lượng sản phẩm của họ sẽ có chỗ đứng trong thị trường. Từ đó khách hàng cũng tin dùng và chọn sản phẩm của họ hơn.

nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth

Dành riêng cho bạn

Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Vai trò thương hiệu đối với người tiêu dùng

  •  Thương hiệu giúp khách hàng xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm

Thương hiệu được xem như một dấu hiệu đại diện cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Nó không chỉ đại diện cho chất lượng và giá trị của sản phẩm, mà còn cho các giá trị, tầm nhìn và cam kết của doanh nghiệp. Thương hiệu giúp khách hàng nhận biết và xác định nguồn gốc của sản phẩm, có thể từ một công ty đáng tin cậy, một quốc gia hay một nguồn tài nguyên cụ thể, từ đó xây dựng được lòng tin trung thành từ khách hàng. Ngoài ra, khách hàng sẽ yên tâm và hiểu rõ hơn về sản phẩm mà mình đang sử dụng cũng như bên chịu trách nhiệm nếu sản phẩm có vấn đề. phẩm, có thể từ một công ty đáng tin cậy, một quốc gia hay một nguồn tài nguyên cụ thể, từ đó xây dựng được lòng tin trung thành từ khách hàng.

  •  Thương hiệu thể hiện những đặc điểm và thuộc tính sản phẩm tới người tiêu dùng

Khi xuất hiện, thương hiệu trở thành dấu hiệu quan trọng đảm bảo về chất lượng cho sản phẩm và các đặc trưng tiêu biểu khác làm khách hàng dễ nhận diện nhờ vào những đặc tính như tên thương hiệu, logo và bộ nhận diện, slogan cũng như thông điệp quảng cáo và hơn hết là kinh nghiệm của khách hàng. Nếu sản phẩm mà họ sử dụng cung cấp trải nghiệm tốt, tiện lợi và đáng tin cậy thì người tiêu dùng sẽ tin rằng thương hiệu sở hữu sản phẩm đó có những đặc điểm tương tự.

Tìm hiểu cách tăng trưởng dài hạn với kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Đăng ký nhận kế hoạch miễn phí!

  • Thương hiệu giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian tìm kiếm sản phẩm 

Thay vì phải tìm kiếm qua hàng trăm hoặc hàng ngàn sản phẩm khác nhau, người tiêu dùng chỉ cần tìm kiếm trong danh mục của thương hiệu mà họ đã biết. Sự nhận diện dễ dàng này đến từ chất lượng đáng tin cậy từ quá khứ trải nghiệm sản phẩm hoặc hàng hóa của họ. Bên cạnh đó, khi thương hiệu cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng một lĩnh vực thì việc tìm kiếm các sản phẩm khác nhau từ cùng một thương hiệu sẽ dễ dàng hơn so với việc tìm kiếm từ các thương hiệu khác. Nhiều thương hiệu cũng thường cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm của mình, bao gồm đặc điểm kỹ thuật, thông số, hướng dẫn sử dụng, và đánh giá từ người dùng khác. Nhờ vào thông tin này, người tiêu dùng có thể nhanh chóng xác định xem sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của họ hay không.

  •  Thương hiệu giúp khách hàng hạn chế rủi ro khi mua sắm và tiêu dùng sản phẩm 

Khách hàng có xu hướng tiêu dùng dựa trên thương hiệu mà họ quen thuộc và dùng thương hiệu như một sự đảm bảo cho chất lượng của hàng hóa hay dịch vụ mà họ sử dụng. Thương hiệu nổi tiếng hoặc uy tín sẽ hạn chế các rủi ro như sản phẩm không được như mong muốn, sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng hoặc gia đình của họ, sản phẩm không tương xứng với giá bán. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ tham khảo phản hồi từ những người mua hàng trước đó để đánh giá và quyết định xem họ có nên lựa chọn sản phẩm của thương hiệu để sử dụng hay không.

  • Thương hiệu thể hiện địa vị xã hội của khách hàng

Thương hiệu mà khách hàng lựa chọn có thể phản ánh giá trị cá nhân và lựa chọn trong cuộc sống. Một thương hiệu đặc biệt, độc đáo và đắt đỏ có thể cho thấy sự tinh tế, phong cách và khả năng tài chính của khách hàng. Sử dụng hoặc sở hữu sản phẩm của thương hiệu như vậy có thể chỉ ra rằng khách hàng thuộc vào một nhóm xã hội, tầng lớp, hoặc văn hóa cụ thể. Những yếu tố khác như khi thương hiệu tham gia các hoạt động có ích cho xã hội như từ thiện…cũng để lại ấn tượng tích cực cho các khách hàng sử dụng thương hiệu đó. Từ đây vô tình tạo ra một mối liên kết vô hình giữa người sử dụng và xã hội.

Đưa thương hiệu đến với khách hàng

Doanh nghiệp có thể dành rất nhiều thời gian để tạo dựng một thương hiệu tốt nhưng việc đưa thương hiệu của mình đến với khách hàng lại là một bài toán khó. Vậy cùng xem chúng ta có những cách thức gì nhé 

  • Xác định và phục vụ đúng đối tượng khách hàng 

Tìm hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, bao gồm đặc điểm về nhân khẩu học như sở thích, nhu cầu và giá trị… Từ đó tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và thông điệp mà khách hàng có thể đồng cảm và tương tác. Ví dụ thương hiệu về chăm sóc bà bầu khi đưa ra loại sản phẩm sữa tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi. Từ đó tạo mối liên kết giữa thương hiệu của doanh nghiệp và khách hàng.

Khám phá các Chiến lược tăng trưởng mới

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Hãy đăng ký ngay để nhận 01 kế hoạch Marketing chuyên nghiệp, giúp bạn định hướng chiến lược của mình trong 1 năm tiếp theo!

  •  Xây dựng một cái nhìn độc đáo 

Tạo ra một câu chuyện riêng đặc sắc cho thương hiệu doanh nghiệp giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết và gắn kết với thương hiệu hơn. Tìm hiểu về giá trị cốt lõi và tầm nhìn của doanh nghiệp, và truyền tải chúng qua thông điệp và hình ảnh một cách nhất quán và sáng tạo. Cái nhìn rõ nhất là sản phẩm bột giặt Omo Matic với thông điệp quảng cáo “Ngại gì vết bẩn”, khuyến khích trẻ nhỏ hoạt động vui chơi dù cho quần áo có dơ thì Omo vẫn giải quyết dễ dàng, sạch đẹp.

  •  Tạo trải nghiệm khách hàng đáng nhớ

Chú tâm xây dựng trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ cho khách hàng khi tương tác với thương hiệu của doanh nghiệp qua việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao, tạo ra sản phẩm độc đáo, cung cấp trải nghiệm mua sắm tiện lợi và thoải mái. Chẳng hạn như ở các siêu thị, một vài sản phẩm của thương hiệu như dầu gội sẽ luôn có nhân viên tư vấn ở đấy để trao đổi và giải đáp thắc mắc trực tiếp với các khách hàng mua sắm tại siêu thị. Điều này cho thấy thương hiệu quan tâm đến trải nghiệm của người mua hàng.

  • Tương tác và giao tiếp chân thành 

Xây dựng một môi trường tương tác chân thành và tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Lắng nghe và phản hồi một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp đối với các yêu cầu từ khách hàng. Sử dụng các kênh tương tác xã hội, email, điện thoại hoặc chat trực tuyến để tiếp cận và tương tác với người mua hàng. Ví dụ như trao đổi online nhanh chóng với khách hàng qua nền tảng Facebook hay đường dây nóng 24/7 để thể hiện sự quan tâm đến những người đã tin dùng sản phẩm của thương hiệu.

  • Sử dụng influencer và quan hệ công chúng

Tận dụng sức ảnh hưởng của influencer để giới thiệu thương hiệu đến với khách hàng. Sự lan tỏa và danh tiếng của các influencer sẽ góp phần thu hút những khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn như thương hiệu Clear với sản phẩm dầu gội nam Clear Men đã sử dụng Ronaldo như một hình ảnh đại diện cho phá nam mạnh mẽ, khỏe khoắn. Từ đó, vừa thu hút được một lượng lớn fan của nam cầu thủ này đến sử dụng sản phẩm, vừa chọn lọc được những khách hàng tiềm năng nam giới, khao khát được mạnh mẽ như Ronaldo.

  •  Tận dụng kênh truyền thông xã hội 

Sử dụng mạng xã hội để tạo mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng. Đăng tải những bài post vui nhộn liên quan đến sản phẩm thương hiệu hoặc thông báo về sự kiện trên các diễn đàn hoặc page Facebook cũng là cách thu hút tương tác từ khách hàng.

  •  Đảm bảo chất lượng và sự nhất quán

Doanh nghiệp phải chắc chắn rằng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mà thương hiệu cung cấp luôn đạt chất lượng cao và nhất quán. Sự đồng nhất giữa thông điệp, hình ảnh và trải nghiệm giúp xây dựng niềm tin và lòng trung thành từ khách hàng.

Bạn sẵn sàng để cải thiện chiến lược Marketing của mình?

Đăng ký ngay để nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành

Như vậy, mình đã cung cấp cho các bạn cái nhìn chi tiết về tầm quan trọng của thương hiệu trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng như những cách đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Chúc các bạn thành công trên con đường xây dựng thương hiệu của mình nhé!

Plan Marketing

Đề xuất Video File figma Mục tiêu GROWTH 3 tháng tới Tăng 30% Page View sau 3 tháng Đo lường hiệu quả chuyển đổi lượt

Xem thêm

Kế hoạch marketing B2B

Thông tin công ty Tên công ty: Công ty Nam Sơn Tên sản phẩm: Máy khắc Laser, Máy cắt Laser, Máy hàn Laser, Máy làm

Xem thêm

Case Study Opal

OPAL TĂNG 30% MỤC TIÊU BẰNG GROWTH MARKETING Chúng tôi đã hợp tác với OPAL để tạo ra một chiến lược Digital Marketing toàn diện. Tháng 1:

Xem thêm
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux