Sau đây mình muốn chia sẻ với mọi người về cách mình đã thiết kế Landing page cho dự án của mình. Đây là một quá trình đầy thử thách, nhưng cũng rất thú vị và bổ ích. Từ việc nghiên cứu đối tượng khách hàng và phân tích thị trường đến việc chọn giao diện và tối ưu nội dung, mình đã trải qua nhiều giai đoạn để đạt được mục tiêu tạo ra một trang landing page hiệu quả và chuyển đổi tốt. Hãy cùng mình theo dõi và khám phá xem mình đã làm như thế nào nhé!

1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 

Đối với mình, mục tiêu của trang landing page là thuyết phục khách hàng thực hiện các hành động như click button, điền thông tin, gọi điện, nhắn tin,… để tăng số lượng người điền form Tư vấn.

Việc xác định mục tiêu rất quan trọng trong quá trình thiết kế trang Landing page. Nếu bạn không biết mục tiêu của mình là gì, thì sẽ rất khó để thiết kế một trang Landing page hiệu quả. Bởi vì mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến cách bạn lựa chọn các yếu tố thiết kế, văn bản và hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

Mục tiêu của mình là tăng số lượng người điền form infor, vì vậy, mình sẽ thiết kế trang landing page với một nút gọi hành động rõ ràng và thu hút khách hàng thực hiện các hành động cần thiết để điền thông tin. Đồng thời, mình sẽ đặt các yếu tố quan trọng và hấp dẫn lên trang landing page để thu hút khách hàng như đề cập đến các ưu đãi, đặc quyền hoặc giải pháp cho các vấn đề của họ.

Pop-up có đề cập tới ưu đãi và giải đáp mọi thắc mắc
Pop-up có đề cập tới ưu đãi và giải đáp mọi thắc mắc

Ngoài ra, mình cũng sẽ sử dụng các công cụ tối ưu hóa như Google Analytics để theo dõi số lượng khách hàng truy cập trang landing page, đánh giá mức độ tương tác của họ và cải thiện trang landing page nếu cần.

Với bước này, mình đã có thể xác định mục tiêu của mình và tiếp tục thiết kế trang landing page với những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

2. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là những người từ 25 tuổi trở lên. Để thiết kế một trang landing page phù hợp, mình cần tìm hiểu và nói rõ hơn về nhu cầu, sở thích, đặc điểm và thói quen truy cập của khách hàng ở độ tuổi này.

Trước tiên, về nhu cầu, những khách hàng trong độ tuổi này thường có nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng và tiện lợi. Họ cũng đặc biệt quan tâm đến tính năng và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang lại cho cuộc sống của họ.

Về sở thích, đa số khách hàng trong độ tuổi này có xu hướng ưa thích những thiết kế đơn giản, trực quan và dễ sử dụng. Họ thích những trang web với màu sắc tươi sáng, ấn tượng và hình ảnh chất lượng cao. Họ cũng quan tâm đến chất lượng nội dung và đánh giá cao những trang web có tính tương tác cao, giúp họ cảm thấy thoải mái khi thực hiện các hành động trên trang web.

Đặc điểm của khách hàng trong độ tuổi này là họ thường sử dụng các thiết bị di động như smartphone hoặc tablet để truy cập trang web. Do đó, trang Landing Page cần được thiết kế để có trải nghiệm tốt trên các thiết bị này.

Giao diện đơn giản tươi sáng phù hợp với đối tượng khách hàng
Giao diện đơn giản tươi sáng phù hợp với đối tượng khách hàng

Thói quen truy cập của khách hàng ở độ tuổi trên là họ thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để tìm kiếm thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ cũng thường sử dụng các mạng xã hội như Facebook để tìm kiếm và chia sẻ thông tin. Vạy nên bằng cách sử dụng các công cụ quảng cáo như Google AdsFacebook Ads mình có thể đưa trang web của mình đến gần với khách hàng và thu hút sự quan tâm của họ.

3. THIẾT KẾ GIAO DIỆN HẤP DẪN

Điều điều tiền mình làm sẽ là lập dàn ý các section cho trang web của mình, mình sẽ tìm kiếm từ khóa đó trên google và truy cập vào 10 trang top của họ để lập dàn ý. Lý do mình làm vậy là vì các trang web của họ đã lên top vì dàn ý hay và sắp xếp hợp lí. Việc tham khảo từ những trang web đã được khách hàng đánh giá cao sẽ giúp cho bạn có thể học hỏi và cải thiện được giao diện trang web của mình.

Tiếp theo, mình sẽ chụp màn hình lại từng section mà mình thấy đẹp và đúng mục đích để dễ rà soát lại tránh bị trùng lặp. Ở đây mình dùng công cụ Figma để tổng hợp lại, công cụ này là công cụ thiết kế đồ họa trên nền tảng đám mây, nó có thể tạo file vector, hổ trợ nhiều định dạng tệp khác nhau. Mình thấy giao diện khá đẹp theo hướng đơn giản nên rất dễ sử dụng.

Mình lập dàn ý bằng công cụ Figma
Mình lập dàn ý bằng công cụ Figma

Sau khi đã có dàn ý, mình sẽ bắt đầu thiết kế giao diện cho trang web của mình. Đầu tiên, mình sẽ thiết kế giao diện cho Trang Digital Marketing mà mình được phân công. Mình sẽ đặt những thông tin và hình ảnh cần thiết và ngắn gọn để tạo nên sự thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Tiếp theo, mình sẽ thiết kế Header và Footer để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm các trang và thông tin cần thiết trên trang web của mình. Mình sẽ chọn font chữ phù hợp để viết, đồng thời chú ý đến màu sắc và kích thước của chúng để tạo sự tương phản với nền trang web.

Sau đó, mình sẽ thiết kế các section chứa nội dung cho trang web của mình. Mình sẽ tập trung vào cách bố trí và hiển thị thông tin như dàn ý một cách hợp lý và dễ đọc. Mình sẽ chọn một màu sắc brand guideline để làm nền cho mỗi section và chọn font chữ thích hợp để giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với thông tin trên trang web của mình. 

Và phần quan trọng không thể nào quên cho mỗi section đó là CTA vì đó là nơi mà khách hàng quyết định xem liệu họ sẽ thực hiện hành động gì tiếp theo. Nội dung của CTA cần phải liên quan chặt chẽ đến nội dung của trang web và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để đảm bảo có thể thuyết phục khách hàng thực hiện hành động mà bạn mong muốn.

Cuối cùng, mình sẽ kiểm tra lại giao diện trang web của mình trên nhiều thiết bị khác nhau để đảm bảo rằng nó đáp ứng được yêu cầu của người dùng trên các thiết bị khác nhau. Nếu cần, mình sẽ điều chỉnh lại giao diện để đảm bảo rằng nó hoạt động tốt trên mọi thiết bị.

Trang dịch vụ Digital Marketing đang được mình thiết kế
Trang dịch vụ Digital Marketing đang được mình thiết kế

Thiết kế giao diện là một quá trình cần sự cẩn thận và tập trung. Tuy nhiên, với sự đam mê và nỗ lực, mình tin rằng mình có thể tạo ra một trang web đẹp và hấp dẫn để thu hút khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ của mình.

4. TỐI ƯU HÓA NỘI DUNG

Tối ưu hóa nội dung là một trong những bước quan trọng để đảm bảo rằng trang landing page của mình thu hút và thuyết phục khách hàng. Trong bước này, mình sẽ tập trung vào việc tạo ra một nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và thuyết phục, tập trung vào những lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Để làm được điều đó, mình sẽ sử dụng các phần tử như tiêu đề, mô tả sản phẩm, hình ảnh và video để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tiêu đề phải ngắn gọn, dễ hiểu và có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ. Mô tả sản phẩm cũng phải được viết sao cho dễ hiểu và thúc đẩy khách hàng đọc tiếp.

Ngoài ra, mình sẽ sử dụng các case study và đánh giá của khách hàng trước đó để thể hiện rõ hơn về lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các case study và đánh giá này cần được viết sao cho có tính thuyết phục và trung thực.

Thêm vào đó, hình ảnh và video cũng là yếu tố quan trọng giúp trang landing page trở nên hấp dẫn hơn. Mình sẽ chọn những hình ảnh và video phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, và sử dụng chúng để truyền tải thông điệp và lợi ích một cách trực quan

Case study trang web Digital Marketing của mình thiết kế
Case study trang web Digital Marketing của mình thiết kế

5. THỬ NGHIỆM VÀ TỐI ƯU HÓA

Trong quá trình thiết kế trang landing page, bước cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là thử nghiệm và tối ưu hóa. Vì sao lại quan trọng? Bởi vì chỉ khi bạn thử nghiệm và đánh giá được hiệu quả của trang landing page, bạn mới có thể tối ưu hóa để đạt được kết quả tốt nhất.

Để thực hiện bước này, mình có thể sử dụng các công cụ như Google Optimize để tạo ra các phiên bản trang landing page khác nhau. Các công cụ này cung cấp cho chúng ta khả năng tạo ra các biến thể khác nhau của trang landing page, ví dụ như thay đổi vị trí của nút CTA, màu sắc và font chữ, phần mô tả sản phẩm, hình ảnh và video, và nhiều yếu tố khác.

Sử dụng Google Optimize để tạo ra các biến thể khác nhau
Sử dụng Google Optimize để tạo ra các biến thể khác nhau

Sau khi đã tạo ra các phiên bản trang landing page khác nhau, mình sử dụng Google Ads để chạy các quảng cáo cho từng phiên bản trang để đo lường hiệu quả và tối ưu hóa. Với Google Ads, mình có thể chạy các loại quảng cáo khác nhau như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo YouTube và quảng cáo remarketing.

Sử dụng Google Ads để tiếp cận người dùng
Sử dụng Google Ads để tiếp cận người dùng

Sau khi mình đã chạy quảng cáo cho trang landing page, mình sẽ tiến hành xem báo cáo các phiên bản này bằng cách sử dụng các công cụ đo lường như Google Analytics, để xác định phiên bản nào có hiệu quả cao nhất. Trong quá trình này, mình quan tâm đến các chỉ số quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ nhấp chuột và thời gian ở lại trên trang.

Mình đã sử dụng Google Analytics để xem báo cáo hiệu quả
Mình đã sử dụng Google Analytics để xem báo cáo hiệu quả

Sau khi đã xác định được phiên bản trang landing page hoạt động tốt nhất, mình sẽ tiến hành tối ưu hóa phiên bản này bằng cách tiếp tục thử nghiệm và cải thiện các yếu tố như tiêu đề, mô tả sản phẩm, hình ảnh và nội dung trang để tăng hiệu quả chuyển đổi.

Thì mình cũng có bài riêng về quá trình mình làm việc với 3 công cụ này, mời các bạn đọc thêm về bài Google Optimize , Google Analytic ,Google Ads

Đến đây thì kinh nghiệm để chia sẻ cho các bạn về landing page của mình đã hết rồi, hi vọng bài viết này sẽ đánh đúng vào khó khăn của nhiều bạn và giúp được các bạn một phần nào đó trong việc thiết kế một trang landing page. Chúc các bạn thành công ^^

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux