Thời gian vừa qua mình có đăng tải 1 bài viết về case xử lý khủng hoảng truyền thông của thương hiệu mỹ phẩm Cocoon: Link bài viết

Bài viết này nhận về hơn 200 lượt tương tác và rất nhiều bình luận. Ủng hộ có, không ủng hộ cũng có. Từ đó, mình rút ra được những kinh nghiệm quý giá trong hành trình sáng tạo nội dung của bản thân.

Cùng mình đọc bài viết và xem “5 bước sáng tạo nội dung để tăng tương tác và khả năng chuyển đổi” ấy là gì nhé!

Hình ảnh minh họa bài viết mình đã đăng

Bạn sẵn sàng để cải thiện chiến lược Marketing của mình?

Đăng ký ngay để nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành

Tìm Hiểu Khách Hàng Mục Tiêu

Mình là người mới tập viết content, không phải chuyên gia trong lĩnh vực Marketing. Thế nên, không có sự phân tích một cách sâu sắc hơn về Case Study trên. Vậy nên, mình chỉ viết cho đối tượng đó là “người tiêu dùng”.

Khi đặt mình vào góc nhìn của những ai đã và đang sử dụng mỹ phẩm của Cocoon – những “người tiêu dùng”. Mình nhận được sự đồng tình của những “người tiêu dùng” khác.

Nhưng có một vấn đề: mình nhận về “0” lượt chuyển đổi từ “239” lượt tương tác của bài viết.

Công việc của mình là sáng tạo và phân phối bài viết lên các trang mạng xã hội. Với mục đích chính là mang về khách hàng tiềm năng cho công ty, là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ Marketing. Nhưng mình đã không thể thu hút được đối tượng khách hàng trên. Đó là lý do dù bài viết có nhận về nhiều tương tác, thì lượt chuyển đổi cũng bằng “0”.

Điều đó khiến mình nhận ra tầm quan trọng của việc tìm hiểu khách hàng mục tiêu. Thế nên, mình viết bài này để chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong quá trình sáng tạo nội dung. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là tìm hiểu về khách hàng mục tiêu.

Ngoài ra, có những cách giúp tăng lượt tương tác và khả năng chuyển đổi khác quan trọng không kém. Cùng mình đọc tiếp ở phần dưới nhé!

Xác Định Mục Tiêu Của Chiến Dịch

Sau khi xác định khách hàng mục tiêu, bạn hãy tìm ra mục tiêu của chiến dịch là gì. 

Một số mục tiêu phổ biến bao gồm:

• Tăng lưu lượng truy cập web: Nếu mục tiêu của bạn là thu hút nhiều người truy cập hơn đến website thì nên tập trung vào việc xây dựng nội dung “hút khách” như bài blog, infographic, hướng dẫn.

• Tăng tỷ lệ chuyển đổi: để nhiều người thực hiện hành động như đăng ký, mua hàng hoặc điền vào mẫu liên hệ. Hãy tạo ra nội dung thuyết phục và kêu gọi hành động mạnh mẽ.

• Xây dựng nhận thức thương hiệu: Nếu bạn muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của mình. Việc xây nội dung giáo dục, truyền cảm hứng và mang tính giải trí sẽ phù hợp nhất.

• Tăng doanh số bán hàng: khi bạn muốn tăng doanh số bán hàng, nội dung tiếp thị đa kênh là lựa chọn hàng đầu. Bao gồm quảng bá sản phẩm, khuyến mại và cung cấp ưu đãi độc quyền cho khách hàng.

Hình minh hoạ 5 loại phễu trong Marketing

Khi đã xác định rõ mục tiêu, bạn có thể thiết kế nội dung và chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Có thể áp dụng 5 loại phễu Marketing chủ yếu được các marketers dùng để tạo khách hàng. Giúp khả năng chuyển đổi bán hàng cao hơn.

Vậy nên, hãy lưu ý kỹ về việc đặt ra mục tiêu cho chiến dịch của bạn. Đây là điều cực kỳ quan trọng giúp cho chiến dịch được hiệu quả hơn.

Vì mình đã mắc sai lầm khi chọn khách hàng mục tiêu, dẫn đến mục tiêu về doanh thu của chiến dịch không thành công. Do đó, nếu bạn có mục tiêu cụ thể, phải đảm bảo rằng đối tượng khách hàng của bạn phải nằm trong mục tiêu đó nhé.

Tìm hiểu cách tăng trưởng dài hạn với kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Đăng ký nhận kế hoạch miễn phí!

Tạo Nội Dung Thu Hút

Sau khi tìm hiểu đối tượng khách hàng, mục tiêu chiến dịch. Bạn cần tạo nội dung thật hấp dẫn để thu hút người đọc.
Mình đã chọn nội dung là một cuộc xử lý khủng hoảng truyền thông. Và dựa vào đó, mình có thể thu hút người đọc vì nội dung bài viết đã nhận về nhiều sự quan tâm từ trước. 

Hình ảnh minh họa

Điều quang trọng là nội dung của bạn phải đồng nhất với thương hiệu và phải độc đáo, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Nó có thể bằng hình ảnh, video, bài viết hay chia sẻ một câu chuyện.

Một số cách mình gợi ý đến bạn:

Chia Sẻ Nội Dung Thường Xuyên

Điều này giúp cho bạn giữ được sự chú ý của khách hàng. Họ có thể nhớ đến bạn hơn nếu bạn thường xuyên xuất hiện và cung cấp những nội dung hữu ích. Hơn thế, việc này còn giúp bạn xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ trên mạng xã hội. Và tạo niềm tin, sự tín nhiệm từ khách hàng của mình.

Khám phá các Chiến lược tăng trưởng mới

Nhận MIỄN PHÍ kế hoạch Marketing và Chiến lược Growth chi tiết theo ngành!

Hãy đăng ký ngay để nhận 01 kế hoạch Marketing chuyên nghiệp, giúp bạn định hướng chiến lược của mình trong 1 năm tiếp theo!

Thực Hiện Chiến Lược Quảng Cáo

Sau 5 bước trên, bạn cũng nên thực hiện chiến lược quảng cáo để tiếp cận đến nhiều người.

Theo Dõi Và Đánh Giá Hiệu Quả

Cuối cùng, đừng quên theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch trên các trang mạng xã hội. Dựa vào đó, bạn có thể điều chỉnh và cải thiện để đạt được hiệu quả tối đa.

Đây cũng là bước để mình nhìn lại tổng quan chiến dịch. Từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục những tình trạng không tốt. Từ đó, giúp mình xây dựng chiến lược phù hợp và thu hút hơn. Mang lại nhiều tương tác và lượt chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.

Nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc trên, chắc chắn sẽ tạo ra được nội dung tiếp thị hấp dẫn. Đồng thời chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội để tăng tương tác và khả năng chuyển đổi.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức của mình về tiếp thị trên các kênh truyền thông xã hội. Bạn có thể tham gia các khóa học, hội thảo hoặc theo dõi các chuyên gia trong lĩnh vực này để cập nhật những kiến thức mới nhất.

Xem thêm bài viết khác dưới đây: 

COCOON – Xử Lý Khủng Hoảng Truyền Thông Hay “Chữa Cháy” Tạm Thời

Top 5 khoá học Digital Marketing miễn phí có chứng chỉ

Trải nghiệm thực tập online của sinh viên năm nhất

Mình Tự Học Viết Content Marketing Chuẩn SEO Như Thế Nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux